Triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực, việc trao đổi thương mại giữa hai nước có những bước phát triển mạnh, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Năm 2003, Việt Nam

Trong những năm gần đây, Mỹ có 10 dự án đầu tư lớn vào Việt Nam, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, điển hình như dự án sản xuất, lắp ráp ô tô Ford với tổng số vốn đăng ký 102 triệu USD; Dự án Công ty sản xuất xà phòng kem đánh răng Colgate Palmolive, với tổng số vốn đăng ký 40 triệu USD; Dự án Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí của Mobil và Petro Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 55 triệu USD; Dự án Công ty TNHH nước giải khát  Coca Cola Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 182,5 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Procter and Gamble Việt Nam, chuyên sản xuất hóa mỹ phẩm với tổng số vốn đăng ký 83 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Cargiel Việt Nam chuyên sản xuất và chế biến nông sản với tổng số vốn đăng ký 76 triệu USD; Dự án Công ty Liên doanh American Home sản xuất gạch men với tổng số vốn đăng ký 46,4 triệuUSD; Dự án Công ty TNHH Điện quốc tế Kidwelt Việt Nam về xây dựng nhà máy điện công suất 40 MW, với tổng số vốn đăng ký 39 triệu USD; Dự án Công ty Liên doanh văn hóa chiếu bóng Viễn Đông chuyên về lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, với tổng số vốn đăng ký 40 triệu USD; Dự án Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ Hà Nội về khám và chữa bệnh với tổng số vốn đăng ký 50 triệu USD.
Hiệp định BTA có hiệu lực là cơ hội tốt cho lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cơ hội lớn nhất mà Hiệp định mang lại là thông qua việc thực hiện các cam kết trong Hiệp định, Việt Nam có điều kiện tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, nhằm tạo dựng môi trường đầu tư có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Việc các doanh nghiệp Mỹ và các nước khác đầu tư vào các ngành kinh tế trong nước sẽ tạo cạnh tranh, giảm giá thành, có lợi cho người tiêu dùng và giúp Việt Nam có cơ hội phát triển, nắm thông tin, mở rộng thị trường ra nước ngoài, góp phần làm trong sạch thị trường tài chính, tín dụng của Việt Nam, đồng thời buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại…Ngoài ra, Hiệp định sẽ mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam thị trường rộng lớn, do thuế nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào Mỹ được giảm xuống bằng mức của các nước đang phát triển. Cụ thể, thuế nhập khẩu nói chung từ 40-60% giảm xuống còn 3-4%. Việc giảm thuế này có lợi cho ngành công nghiệp Dệt-may và Da-giầy. Tuy nhiên, bên cạnh một số thuận lợi, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: Một số mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn so với các nước được hưởng ưu đãi của Mỹ hoặc có Hiệp định thương mại tự do với Mỹ; Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang vấp phải hàng rào bảo hộ như sản phẩm dệt may bị hạn chế bởi hạn ngạch và mặt hàng thuỷ sản đã và đang bị kiện bán phá giá; Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài của Việt Nam còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo; Năng lực tiếp thị của Việt Nam còn yếu, đặc biệt là do quy mô sản xuất nhỏ, khó đáp ứng các đơn đặt hàng lớn của Mỹ…
 Về triển vọng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Mỹ, ông Nguyễn Duy Khiên, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ cho biết: Mỹ là thị trường khổng lồ đối với tất cả các loại hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hàng năm, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ khoảng 1.250 tỷ USD, trong khi đó, tổng trị giá hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2003 chỉ chiếm khoảng 0,36% so với nhu cầu nhập khẩu của Mỹ. Hơn nữa, nhu cầu hàng tiêu dùng tại thị trường Mỹ rất đa dạng, gồm từ hàng cao cấp đắt tiền đến hàng bình dân rẻ tiền, phục vụ cho nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau. Hiện nay, việc giao lưu tiếp xúc giữa các doanh nghiệp hai nước ngày càng được đẩy mạnh. Đây là cơ hội tốt thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Trong thời gian tới, để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, Việt Nam sẽ tích cực đàm phán để gia nhập WTO; Các doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng hàng có trị giá gia tăng cao, phát triển sản phẩm mới. Đồng thời, cải tiến quản lý, sản xuất để ổn định chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để bù lại phần nào do phải chịu thuế nhập khẩu và chi phí vận tải cao; Tăng cường liên kết sản xuất và xuất khẩu để đáp ứng được các đơn hàng lớn; Tăng cường công tác thông tin về thị trường Mỹ v.v…

  • Tags: