Trung Quốc điều chỉnh cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại hóa

Đầu thế kỷ XXI là thời kỳ quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội và hiện đại hoá của Trung Quốc, trong đó trọng tâm là công nghiệp hoá. Hiện nay, Trung Quốc đang ở giai đoạn giữa của thời kỳ công

Hiện trạng và những vấn đề tồn tại chủ yếu của cơ cấu công nghiệp Trung Quốc.

Trải qua hơn 20 năm cải cách và mở cửa, các ngành công nghiệp Trung Quốc đã đi vào giai đoạn phát triển mới. Sản lượng sản phẩm của một số ngành công nghiệp chủ yếu đã đứng hàng đầu thế giới, về cơ bản đã kết thúc hiện tượng thiếu thị trường sản phẩm công nghiệp, các ngành công nghiệp trọng điểm đã có một loạt trang thiết bị kỹ thuật đạt trình độ tiên tiến của thế giới, trình độ của các ngành công nghiệp, trình độ thị trường hoá và năng lực cạnh tranh các sản phẩm đã được nâng cao rõ rệt. Công nghiệp đã trở thành chủ thể để duy trì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Đặc biệt là trải qua điều chỉnh cơ cấu trong mấy năm gần đây, cơ cấu các ngành công nghiệp Trung quốc đã xuất hiện những biến đổi tích cực, mức độ tập trung ngành đã từng bước được nâng cao, tăng nhanh các bước sáng tạo mới, các ngành công nghệ cao đã phát triển với tốc độ nhanh, kinh tế các ngành công nghiệp nhà nước đã được cải tổ đạt hiệu quả rõ rệt, kinh tế công nghiệp giữ ở mức tăng trưởng ổn định. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 40% tổng giá trị sản xuất trong nước. Tuy nhiên, cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc so với trình độ tiên tiến của các nước trên thế giới vẫn còn tồn tại một số vấn đề chủ yếu sau đây :

Cơ cấu tổ chức công nghiệp không hợp lý, qui mô ngành nhỏ, trình độ chuyên ngành hoá còn thấp.

Đa số các doanh nghiệp của Trung Quốc có qui mô quá nhỏ, mức độ tập trung ngành thấp, đầu tư vốn và kỹ thuật phân tán. Ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất xi măng của Trung Quốc chỉ đạt quy mô trung bình 80 ngàn tấn/năm, trong khi của nước ngoài nói chung đều đạt trên 600 nghìn tấn/ năm.

Cơ cấu sản phẩm không hợp lý, đa số ngành có sản lượng quá dư thừa.

Sự bất hợp lý trong cơ cấu sản phẩm của các ngành công nghiệp hết sức rõ ràng, đồng thời tồn tại sự dư thừa sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật thấp và thiếu những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn. Trong các sản phảm công nghiệp chủ yếu, có trên 80% sản lượng sản phẩm sử dụng không hết, đồng thời hàng năm, Trung Quốc vẫn phải chi một lượng ớn ngoại tệ để nhập các sản phẩm trong nước còn thiếu (hàng năm Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu 6 tỉ USD vải may mặc cao cấp).

Cơ cấu công nghệ không hợp lý, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chủ yếu lạc hậu.

Xét về mặt cơ cấu công nghệ cho thấy, ngành công nghệ cao của Trung Quốc có qui mô nhỏ, trong khi tỷ trọng ngành truyền thống lại lớn. Trình độ khai thác và ứng dụng công nghệ then chốt của đa số các doanh nghiệp lớn và vừa của Trung Quốc kém xa trình độ tiên tiến của thế giới, đồng thời, năng lực sáng tạo kỹ thuật yếu. Ví dụ, một doanh nghiệp trọng điểm của Trung Quốc sản xuất được một tấn thép phải tiêu tốn 0,9 tấn than tiêu chuẩn, so với các nước công nghiệp phát triển cao hơn đến 20-40%. Sản lượng xi măng sản xuất theo phương pháp khô mới của Trung Quốc chỉ chiếm 10% tổng sản lượng xi măng của cả nước, trong khi, sản lượng áp dụng theo phương pháp đó của Nhật Bản chiếm  98,3%, của Italia chiếm 96,55%. Mức tiêu hao năng lượng cho 100 ngàn đồng NDT tổng giá trị sản lượng của Trung Quốc cao gấp 4 lần các nước phát triển, mức tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp Trung Quốc cao hơn tới 30-90% so với các nước phát triển.

Cơ cấu tài nguyên nhân lực không hợp lý, năng suất lao động thấp.

Phần lớn các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh có lực lượng lao động quá đông, số lực lượng lao động dư thừa chiếm 30-40%, trong khi lực lượng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý có tố chất cao lại thiếu một cách nghiêm trọng. Năng suất lao động bình quân đầu người hàng năm của ngành công nghiệp Gang thép là 54,6 tấn/người, chỉ bằng 29% mức bình quân của thế giới. Năng suất lao động bình quân đầu người hàng năm của ngành công nghiệp Cơ khí là 2.200 USD, trong khi ở Mỹ là 97.300 USD, ở Nhật Bản là 5.330 USD.

Cơ cấu vùng không hợp lý, các vùng tương đối có ưu thế không thể phát huy đầy đủ. 

Cơ cấu công nghiệp vùng của Trung Quốc có xu hướng hoà đồng nghiêm trọng. Sự hình thành các đặc khu và vùng tương đối có ưu thế không rõ ràng, đặc biệt là ưu thế của các cơ sở công nghiệp cũ và ưu thế tiềm ẩn của vùng miền Trung không phát huy được, chưa hình thành cơ chế điều tiết thị trường các yếu tố sản xuất lưu động một cách hợp lý giữa các vùng, có tình trạng xây dựng trùng lặp nghiêm trọng giữa các vùng, có hơn 20 tỉnh (vùng, thành phố) lấy công nghiệp cơ khí, ô tô, điện tử, hoá dầu làm ngành trụ cột.

Trọng điểm điều chỉnh cơ cấu có tính chiến lược các ngành công nghiệp của Trung Quốc.

Trong những năm tới, cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc phải được điều chỉnh có tính chiến lược theo 4 trọng điểm sau:

1- Sử dụng cơ chế thị trường và cơ chế đào thải chọn lọc để điều chỉnh và tối ưu hoá cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.

Điều chỉnh cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là trọng tâm của điều chỉnh cơ cấu các ngành công nghiệp của Trung Quốc. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phải dựa vào nguyên tắc qui mô kinh tế và hợp tác phân công chuyên ngành hoá để tiến hành, đào thải chọn lọc, hình thành cơ cấu thích hợp trong ngành, có đủ sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp lớn là chủ đạo, phát triển hài hoà các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, cụ thể là:

- Ra sức bồi dưỡng các công ty , tập đoàn lớn. Những doanh nghiệp trọng điểm này phải phù hợp chính sách ngành của nhà nước, có triển vọng phát triển. Hình thành tập đoàn lớn, công ty lớn có nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng và có quyền sở hữu trí tuệ để trở thành trụ cột của ngành. Nâng cao mức độ tập trung của ngành và năng lực phát triển sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp. Đó là các ngành: Gang thép, Hoá dầu, Ô tô, Thông tin, Điện gia dụng v.v…

- Tích cực ủng hộ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển theo hướng "chuyên ngành, tinh, đặc biệt, mới", đồng thời nâng cao năng lực phối hợp đồng bộ với các doanh nghiệp lớn, hoàn thiện hệ thống dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Căn cứ vào luật pháp để đóng cửa, phá sản các doanh nghiệp nhỏ, mỏ nhỏ có sản phẩm chất lượng kém, lỗ nghiêm trọng, lãng phí tài nguyên, không có điều kiện sản xuất an toàn, như các mỏ than nhỏ, các xưởng lọc dầu nhỏ, các nhà máy thuỷ lợi nhỏ, các nhà máy xi măng nhỏ, các xưởng luyện thép nhỏ, các nhà máy đường nhỏ v.v…

2- Lấy công nghệ cao và công nghệ tiên tiến phù hợp làm chỗ dựa để điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, cải tạo và nâng cấp các ngành truyền thống.

Hiện nay, các ngành truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trong kinh tế công nghiệp của Trung Quốc, là chủ thể của ngành công nghiệp Trung Quốc, cũng ưu thế của Trung Quốc tham gia cạnh tranh với thế giới. áp dụng công nghệ cao và kỹ thuật tiên tiến phù hợp để cải tạo ngành truyền thống là hướng quan trọng để điều chỉnh và tối ưu hoá cơ cấu sản phẩm. Trọng điểm điều chỉnh và phát triên cơ cấu các ngành công nghiệp của trung Quốc là:

- Ngành chế tạo trang thiết bị: Phát triển chế tạo các trang thiết bị kỹ thuật loại lớn, tiên tiến, đồng bộ và có hiệu quả cao; Các máy công cụ điều khiển bằng kỹ thuật số, dụng cụ, đồng hồ đo và các linh kiện quan trọng chủ yếu; Nhóm máy nhiệt điện siêu giới hạn, thiết bị lọc dầu đồng bộ cấp 10 triệu tấn, thiết bị đồng bộ giao thông đường sắt thành phố, thiết bị đồng bộ sản xuất etylen và phân hoá học loại lớn, sản xuất thiết bị đồng bộ, xe vận tải và phụ tùng v.v…Tăng nhanh tiến trình nhất thể hoá máy điện, nâng cao trình độ trí năng hoá và năng lực đồng bộ trang thiết bị công nghiệp.

- Ngành công nghiệp hoá dầu: áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng cường năng lực thăm dò, khai thác dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, bảo vệ và giữ gìn tỷ lệ trữ lượng khai thác hợp lý; Sử dụng hợp lý tài nguyên dầu khí của nước ngoài, ra sức phát triển nguyên liệu hoá chất cơ bản, hoá chất dùng cho nông nghiệp, nguyên liệu tổng hợp và tăng giá trị phụ của các chủng loại mới, sản phẩm mới như xe ô tô, đồ điện gia dụng nhựa, phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất tinh khiết v.v..

- Các ngành công nghiệp nhẹ. Căn cứ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để tích cực phát triển các ngành sản xuất bột giấy, giấy, đồ điện gia dụng, xen-luy-lô, dệt-may và sản phẩm nông nghiệp v.v… Không ngừng nâng cấp, thay thế, mở rộng năng lực sáng tạo sản phẩm xuất khẩu.

- Công nghiệp nguyên liệu và tài nguyên năng lượng: Tích cực phát triển nguyên liệu tổng hợp và hoá chất tinh khiết, các sản phẩm thép không rỉ và thép tấm cán nguội, ô xít nhôm, đất hiếm, xi măng, phân hoá học, dược phẩm v.v… Công nghiệp tài nguyên năng lượng phải lấy than làm tài nguyên năng lượng cơ sở, nâng cao tỷ trọng than có chất lượng cao. Phát triển công nghệ than sạch và mở rộng ứng dụng rộng rãi, cải tạo các mỏ than lớn, xây dựng các mỏ thành các mỏ đạt  sản lượng cao, an toàn, hiệu quả cao. Khai thác đồng thời cả dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên, và tăng nhanh thăm dò và sử dụng nhiên liệu này. Phát triển các sản phẩm thay thế dầu mỏ, như nhiên liệu cồn v.v.. Tích cực sử dụng tài nguyên dầu mỏ của nước ngoài, thực hiện nhập khẩu đa dạng hoá dầu mỏ. Đồng thời phải điều chỉnh thêm một bước cơ cấu nguồn điện, sử dụng đầy đủ năng lực phát điện hiện có, tích cực phát triển thuỷ điện, tổ máy nhiệt điện lớn cạnh mỏ than, giảm các nhà máy nhiệt điện loại nhỏ, phát triển nhà máy điện hạt nhân ở mức độ thích hợp, khuyến khích sản xuất liên kết nhiệt điện với sử dụng phát điện tổng hợp.

3- Tích cực phát triển ngành công nghệ cao, lấy công nghệ thông tin thúc đẩy  sự nghiệp công nghiệp hoá, điều chỉnh cơ cấu công nghệ, xúc tiến nâng cấp ngành.

Ngày nay, tác dụng của khoa học công nghệ thế giới đã càng ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn của nó trong tăng trưởng kinh tế. Thực tế đó đòi hỏi Trung Quốc phải nắm chắc thời cơ phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới để phát triển ngành khoa học công nghệ cao, đồng thời lấy công nghệ thông tin thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, đẩy mạnh việc điều chỉnh và nâng cấp ngành, tập trung xây dựng hệ thống mạng thông tin cao tốc miền rộng, mạch điện hợp thành thành phần siêu hiển vi sâu, hệ thống truyền hình số độ nét cao, hệ thông viễn thông di động kỹ thuật số thế hệ thứ ba, hệ thống vệ tinh phát thanh, truyền hình trực tiếp các công trình: đường sắt cao tốc, công nghệ sinh học, công nghệ cao của nông nghiệp hiện đại, công nghệ sản xuất dầu từ hoá lỏng than, thiết kế chế tạo tàu thuỷ công nghệ cao, mẫu ứng dụng công nghệ than sạch v.v…Đồng thời phát triển nhanh ngành chế tạo sản phẩm thông tin, đẩy mạnh phát triển phần mềm, thương vụ điện tử, sản phẩm và hệ thống thông tin an toàn, sản phẩm điện tử kỹ thuật số, các phụ tùng màn hình kiểu mới, phụ tùng nguyên kiện kiểu mới, vật liệu vi điện tử và quang điện tử, vật liệu chức năng mới, công nghệ tự động hoá, ngành môi trường tiên tiến, ô tô chạy bằng nhiên liệu sạch, vệ tinh nhỏ, ngành ứng dụng kỹ thuật màng mỏng v.v… Kết hợp một cách hữu cơ công nghiệp hoá và thông tin hoá, lấy ngành thông tin thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, thực hiện phát triển công nghệ nhảy vọt.

4- Phát huy các vùng ưu thế, điều chỉnh cơ cấu bố cục công nghiệp vùng, xúc tiến điều hoà các vùng kinh tế.

Điều chỉnh  cơ cấu công nghiệp vùng, nhằm phát huy những vùng có ưu thế, phát triển các ngành có ưu thế và kinh tế đặc sắc, hình thành cơ cấu hợp tác và phân công hợp lý giữa các vùng này. Thực hiện phát triển mạnh miền Tây, tăng nhanh các bước điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, phát huy đầy đủ các ưu thế về tài nguyên, thị trường v.v…của miền Tây. Trung Quốc sẽ tích cực phát triển các ngành công nghiệp: Điện phân nhôm, công nghiệp hoá dầu, kim loại đất hiếm, phân kali, thuốc đông y v.v…ở các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ, Tân Cương v.v…thuộc miền Tây. Đồng thời, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc cải tạo các ngành truyền thông ở miền Tây, nâng cao trình độ phát triển công nghiệp, các sản phẩm cao cấp và sức cạnh tranh. Mặt khác, Trung Quốc sẽ ứng dụng các ngành kỹ thuật cao, công nghệ cao, tăng nhanh các ngành công nghiệp nguyên liệu như gang thép, kim loại màu, hoá chất, vật liệu xây dựng v.v…và cải tạo các ngành công nghiệp gia công chế biến như công nghiệp nhẹ, cơ khí, ô tô v.v…;Tích cực phát triển các ngành mới như vật liệu tổng hợp, hoá chất tinh khiết, vật liệu xây dựng mới, nhất thể hoá quang cơ điện. Đồng thời nâng cao thêm một bước trình độ phát triển công nghiệp miền Đông, nâng cấp và tối ưu hoá cơ cấu ngành trên cơ sở lấy ngành công nghệ cao làm chủ đạo để nâng cao sức cạnh tranh quốc tế; Ra sức phát triển các ngành công nghệ cao  như thông tin điện tử, y dược, sinh học, vật liệu mới, công trình biển, môi trường, chế tạo thiết bị tiên tiến; Tăng cường điều chỉnh cơ cấu và cải tạo cơ sở công nghiệp cũ ở vùng Đông bắc và các vùng khác, để trở thành các cơ sở chế tạo trang thiết bị mới, trọng điểm cải tạo và nâng cấp các ngành truyền thống như gang thép, hoá chất, cơ khí, ô tô, đóng tàu v.v...; Đẩy mạnh phát triển các ngành thay thế và các ngành kế tục ở các khu mỏ lớn và các thành phố cạn kiệt tài nguyên./.

  • Tags: