Nhu cầu tiêu thụ phải đối mặt với áp lực tương đối lớn
Số liệu cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, tổng diện tích các công trình nhà ở khởi công mới giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2013, tuy mức giảm này đã thu hẹp 2,2% so với mức giảm của tháng 02 nhưng vẫn ở mức thấp, thậm chí còn thấp hơn so với mức của năm 2008, thời điểm khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Điều đáng lo ngại hơn là, mức tiêu thu nhà ở thành phẩm cũng tiếp tục giảm so với năm ngoái, mức giảm này tăng thêm 3,7% so với mức giảm của 2 tháng đầu năm, đạt -3,8%. Số liệu tiêu thụ nhà ở giảm mạnh một mặt gây áp lực trực tiếp tới thị trường đối với dự báo nhu cầu nhà ở, đồng thời là căn cứ cho thấy thực tế tiêu thụ thép ở mức thấp; mặt khác, giải ngân vốn đầu tư cho bất động sản nhà ở mức thấp, hoạt động đầu tư giảm nhiệt sẽ làm gia tăng lo ngại của thị trường đối với nền kinh tế. Hai yếu tố cùng tác động sẽ tạo áp lực tương đối lớn làm giảm nhu cầu tiêu thụ thép.
Sau khi số liệu kinh tế trong quý I được đưa ra, Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần nhắc đến và đưa ra các phương án đảm bảo việc làm, tuy nhiên hiệu quả thực tế tạm thời chưa rõ nét. Do đối tượng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ nên nền kinh tế được dự báo là sẽ ít bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh toàn nền kinh tế vĩ mô suy yếu, nhu cầu đối với gang thép cũng như các ngành nghề liên quan sẽ khó được cải thiện.
Sản lượng thép thô lập mức cao kỷ lục mới
Mới đây, Hiệp hội thép Trung Quốc công bố số liệu cho thấy, trong những ngày trung tuần tháng 4, sản lượng thép thô của các doanh nghiệp thép trọng điểm đạt 1,7494 triệu tấn/ngày, tăng 0,12% so với những ngày đầu tháng; dự kiến sản lượng thép thô nhìn chung khoảng 2,2802 triệu tấn/ngày, tăng 5,98% so với những ngày đầu tháng. Như vậy, sản lượng thép thô đã lập kỷ lục cao mới. Do giá nguyên liệu trong những ngày cuối tháng 3 giảm, chỉ còn ở mức thấp và tác động của nhu cầu thép tăng lên, công suất hoạt động của các nhà máy trên cả nước của Trung Quốc đã đạt mức 88,12%. Điều này cũng hỗ trợ cho nhu cầu đối với quặng sắt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đồng thời trong những ngày trung tuần tháng 4, tồn kho thép tại những doanh nghiệp trọng điểm là 15,8149 triệu tấn, tăng 675,6 triệu tấn so với những ngày đầu tháng, mức tồn kho này cao hơn gần 3 triệu tấn so với mức bình thường. Ngoài ra, tuy hiện nay lượng quặng tiêu thụ hàng ngày tương đối cao, nhưng trong những tuần tới, lượng quặng nhập khẩu cập cảng nhiều, trong khi đó, tồn kho quặng tại những doanh nghiệp thép vừa và nhỏ duy trì ở mức cao, khoảng 35 ngày. Do đó, trong thời gian tới, nhu cầu quặng sắt sẽ giảm nhiệt.
Nhìn chung, trong bối cảnh cung ứng quặng trên thế giới tiếp tục tăng, tồn kho tại các cảng khẩu chính của Trung Quốc tiếp tục giữ ở mức trên 100 triệu tấn. Mặc dù, hiện nay sản lượng thép thô tương đối cao tạo sự hỗ trợ cho nhu cầu quặng sắt trong ngắn hạn nhưng do các yếu tố ảnh hưởng như nền kinh tế vĩ mô yếu, nhu cầu tiêu thụ thép đối mặt với nguy cơ giảm, khả năng thu mua của các nhà máy chững lại, trong thời gian tới, giá quặng sắt hàng giao kỳ hạn và hàng sẵn có sẽ vẫn tồn tại nhận định theo xu hướng giảm. Nhu cầu tiêu thụ quặng trong tháng 5 cũng được dự báo là khó cải thiện và tiếp tục biến động theo chiều hướng đi xuống.