Năm 2024, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh dự kiến 4.329 chỉ tiêu, chưa bao gồm chỉ tiêu ĐHCQ Quốc tế do đối tác cấp bằng.
Bảng 1. Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành, theo từng phương thức xét tuyển và trình độ đào tạo
Ghi chú: (**): Tiếng Anh nhân hệ số 2 và quy về thang điểm 30
Ký hiệu các tổ hợp môn
Lưu ý: Các phương thức tuyển sinh của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển được nêu cụ thể tại nguyên tắc xét tuyển theo từng phương thức.
Nếu xét tuyển theo từng phương thức trước đó không đủ chỉ tiêu, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo các phương thức tiếp theo.
Thí sinh trúng tuyển Chương trình ĐHCQ chất lượng cao (tiếng Anh bán phần) mã đăng ký xét tuyển: 7340001_TABP được chọn một trong các ngành: Ngành Tài chính - Ngân hàng, Ngành Kế toán, Ngành Quản trị kinh doanh và chọn ngành học sau khi trúng tuyển.
5 phương thức xét tuyển của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo tại Điều 8 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 và quy chế xét tuyển đại học chính quy của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh về xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Nguyên tắc xét tuyển: Thực hiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Phương thức 2: Phương thức xét tuyển tổng hợp
Phương thức xét tuyển tổng hợp của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (Phương thức 2) là phương thức xét tuyển kết quả học tập và thành tích bậc THPT của thí sinh.
Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT vào các năm 2024, 2023 và thỏa các điều kiện sau:
- Học sinh có điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên;
- Điểm quy đổi xét tuyển theo trung bình tổ hợp môn đăng ký HK1 - Lớp 11, HK2 - lớp 11 và HK1 - lớp 12 đạt từ 72 trở lên (không bao gồm bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và điểm quy đổi theo tiêu chí khác).
Cách thức tính điểm xét tuyển:
Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi theo tổ hợp môn + Điểm quy đổi theo tiêu chí khác (nếu có) + tổng điểm ưu tiên quy đổi (nếu có).
Điểm quy đổi theo tổ hợp môn = Điểm quy đổi (Điểm TB theo tổ hợp HK1 lớp 11) + Điểm quy đổi (Điểm TB theo tổ hợp HK2 lớp 11) + Điểm quy đổi (Điểm TB theo tổ hợp HK1 lớp 12.
Điểm quy đổi theo tiêu chí khác = Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh + Điểm quy đổi kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) + Điểm quy đổi Trường chuyên/Năng khiếu + Điểm quy đổi xếp loại HSG.
- Thí sinh có các chứng chỉ tiếng Anh được chấp nhận ở Bảng 3 được quy đổi sang điểm ở Bảng 2 để cộng vào điểm xét tuyển.
- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, cấp quốc gia tất cả các môn học THPT được quy đổi điểm ở Bảng 2 cộng vào điểm xét tuyển.
- Thí sinh học các Trường chuyên/năng khiếu được quy đổi điểm ở Bảng 2 cộng vào điểm xét tuyển.
- Thí sinh xếp loại học lực Giỏi của 3 học kỳ: Học kỳ 1, 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 được quy đổi điểm cộng vào điểm xét tuyển theo Bảng 2.
Ví dụ: Thí sinh chọn tổ hợp D01 (Toán - Văn - Anh).
Điểm quy đổi theo tổ hợp môn = Điểm quy đổi (Điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh ở Học kỳ 1 lớp 11) + Điểm quy đổi (Điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh ở Học kỳ 2 lớp 11) + Điểm quy đổi (Điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh ở Học kỳ 1 lớp 12).
Bảng 2. Bảng điểm quy đổi các tiêu chí của Phương thức xét tuyển tổng hợp
(***) Điểm quy đổi theo các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương vui lòng xem tại Bảng 3.
Bảng 3. Bảng quy đổi chứng chỉ tiếng anh quốc tế theo IELTS được chấp nhận
Lưu ý:
- Tổ hợp môn xét tuyển xem tại Bảng 1
- Không có môn học nhân hệ số trong tổ hợp môn đối với phương thức này.
- Thí sinh quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thi từ ngày 15/6/2022 đến nay.
- Điểm trung bình tổ hợp môn được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
- Điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực của Phương thức xét tuyển tổng hợp được quy đổi theo thang điểm 150 và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo hiện hành.
Nguyên tắc xét tuyển:
- Thí sinh được đăng ký tối đa 02 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau; trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhiều nguyện vọng thí sinh cũng chỉ được công nhận trúng tuyển 01 nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất;
- Xét theo điểm sau khi đã quy đổi từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu;
- Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng điểm xét tuyển ở cuối danh sách và vượt chỉ tiêu tuyển sinh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình học tập của học kỳ 1 năm lớp 12.
Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính của của Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2024
Điều kiện đăng ký xét tuyển:
Học sinh tham gia kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính do Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 2024 và tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo; Có điểm trung bình học tập HK1, HK2 năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên.
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khi có phổ điểm kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 2024 trên trang tuyển sinh của Trường.
Thí sinh xem lịch thi Đánh giá đầu vào đại học trên máy tính của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh do Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh tổ chức trên các kênh thông tin của Trường và Website của Trung tâm Ngoại ngữ Tin học thuộc Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Nguyên tắc xét tuyển:
- Thí sinh được đăng ký tối đa 04 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau; trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhiều nguyện vọng thí sinh cũng chỉ được công nhận trúng tuyển 01 nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất;
- Điểm xét tuyển là tổng điểm thí sinh đạt được trong kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh năm 2024 (theo quy định của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có); xét từ điểm cao xuống thấp và đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực được quy đổi theo thang điểm tương ứng; và được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo hiện hành.
- Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng điểm xét tuyển ở cuối danh sách và vượt chỉ tiêu tuyển sinh, Trường áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình cộng điểm học tập của học kỳ 1 năm lớp 12.
- Thí sinh được tham gia nhiều đợt thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả thi của các đợt thi trong năm chỉ được xét tuyển vào đúng năm tuyển sinh và đúng thời gian quy định nhận hồ sơ xét tuyển đại học theo phương thức này.
Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Đối tượng:
- Có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
- Ngưỡng điểm đảm bảo đầu vào dự kiến: 18. Trường sẽ thông báo thay đổi ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đối với từng ngành xét tuyển (nếu có) sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên trang tuyển sinh của Trường và theo lịch chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Nguyên tắc xét tuyển: Được thực hiện theo “Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non” của Bộ Giáo dục & Đào tạo hiện hành. Điểm xét tuyển bao gồm: kết quả điểm 3 bài thi/môn thi trong kỳ thi THPT năm 2024 theo tổ hợp đăng ký xét tuyển cho nhóm ngành/ngành/chương trình đào tạo; điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng của thí sinh (nếu có) được tính căn cứ vào Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo hiện hành. Điểm xét tuyển được tính theo công thức:
+ Đối với ngành/nhóm ngành/chương trình không nhân hệ số:
Điểm xét tuyển (ĐXT) = (M1 + M2 + M3) + Điểm ưu tiên
+ Đối với ngành/nhóm ngành/chương trình có môn/bài thi nhân hệ số 2:
Điểm xét tuyển (ĐXT) = ((M1 + M2 + M3 x 2)x 3)/4 + Điểm ưu tiên
(Điểm xét tuyển được quy về tổng điểm 30, điểm số thập phân làm tròn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Lưu ý: Điểm ưu tiên đối với thí sinh thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo hiện hành.
- Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo nhóm ngành, ngành (đã trừ số lượng được tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, học sinh dự bị) và danh sách thống kê thí sinh đăng ký xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) Trường xem xét và quyết định phương án điểm trúng tuyển theo nguyên tắc ĐXT từ cao đến thấp;
- Không phân biệt điểm xét trúng tuyển đối với các tổ hợp bài thi/môn thi đăng ký xét tuyển khác nhau của thí sinh vào cùng nhóm ngành hoặc ngành cụ thể;
- Không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp xử lý các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau theo quy định sau: “Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau trong cùng ngành/nhóm ngành xét tuyển, Trường ưu tiên xét tuyển thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn (điều kiện phụ)”.
Phương thức 5: Phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn (Áp dụng cho chương trình ĐHCQ quốc tế do đối tác cấp bằng và cử nhân Pathway)
Đối tượng: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Nguyên tắc xét tuyển:
- Xét điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12;
- Thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) với Hội đồng tuyển sinh;
- Thí sinh được tuyển thẳng đặc cách vào học chuyên ngành (năm 2) khi đạt đủ các điều kiện sau:
+ Có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn (tính đến ngày nộp) như sau: IELTS từ 5.5 trở lên; hoặc tương đương;
+ Đạt điểm đánh giá của Hội đồng tuyển sinh từ 80% trở lên.