Tự động hóa, robot và toàn cầu hóa đang tạo ra những thay đổi nhanh chóng ở nơi làm việc. Các chính phủ phải hành động nhanh chóng và dứt khoát để chống lại các tác động xấu đến từ căng thẳng kinh tế và xã hội, Tổ chức hợp và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo.
Theo cuộc khảo sát của tổ chức này, gần một nửa số việc làm có thể bị xóa sổ hoặc thay đổi hoàn toàn trong hai thập kỷ tới do tự động hóa và robot. Tốc độ thay đổi sẽ là giật mình, Giám đốc Lao động của OECD, ông Stefano Scarpetta, chia sẻ.
Cũng theo thông tin từ OECD, mạng lưới an toàn và hệ thống đào tạo được xây dựng trong nhiều thập kỷ để bảo vệ người lao động đang cố gắng theo kịp xu hướng “megatrends”, xu hướng thay đổi theo bản chất của công việc.
Công nghệ đang mở ra cơ hội mới, thị trường mới và tăng năng suất lao động nhưng cũng chính công nghệ sẽ lấy đi nhiều cơ hội việc làm từ những người có tay nghể thấp, làm việc bán thời gian. Những lao động chân tay sẽ bị tác động mạnh mẽ nhất, đặc biệt là những người trẻ tuổi có trình độ học vấn thấp hơn và phụ nữ có khả năng thiếu việc làm hoặc làm các công việc được trả lương thấp, OECD cho biết.
Báo cáo này cũng cảnh báo những rủi ro với chính quyền tại các nước có nền kinh tế tiên tiến, nơi mà người dân đã thể hiện sự ủng hộ ngày một tăng đối với các nhà lãnh đạo chính trị dân túy. OECD đã nhấn mạnh về làn sóng mất việc làm trong tương lai từ công nghệ và sự bất mãn lan rộng ở các nước giàu.
Những điểm nổi bật về việc làm trong tương lai:
- 14% việc làm có thể biến mất khỏi tự động hóa trong 15 năm đến 20 năm tới.
- 32 % có khả năng phải thay đổi hoàn toàn vì tự động hóa.
- 1 trong 7 công nhân là làm việc tự do, 1 trong 9 công nhân có các hợp đồng thời vụ.
- 6 trong 10 công nhân thiếu các kỹ năng CNTT cơ bản.
- Thành viên công đoàn đã giảm gần một nửa trong ba thập kỷ qua.