Số người chết vì suy dinh dưỡng nhiều hơn số người chết vì thuốc lá (8 triệu người mỗi năm). Theo kết luận của Viện đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME, Seattle) được công bố vào ngày 3 tháng 4 trên tuần báo The Lancet bởi 130 nhà nghiên cứu đến từ tổ chức nghiên cứu bệnh tật Thế giới (GBD), nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự thiếu muối, tinh bột và vitamin trong cơ thể.
Vào năm 2016, Liên Hợp Quốc đề ra chương trình “Thập kỷ dinh dưỡng”. Song, thành công của chương trình này vẫn chỉ dừng lại ở mức hạn chế. Do đó, Liên Hợp Quốc mong muốn các nước có thể đầu tư cho các tổ chức y tế nhằm khắc phục tình trạng này và giảm thiếu một cách tối đa số người chết vì suy dinh dưỡng.
Theo ông Francesco Branca – Giám đốc bộ phận dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Đây là một tín hiệu cảnh báo cho vấn nạn suy dinh dưỡng trên toàn thế giới, chúng tôi mong muốn mọi người sẽ có ý thức về sức khỏe hoặc chế độ dinh dưỡng của mình hơn”.
Nghiên cứu của GBD là bước đệm cho các nghiên cứu khác của các tổ chức Y tế Thế giới về vấn đề dinh dưỡng trên toàn cầu. “Mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến các bệnh mãn tính, những người có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh thường dễ mắc các bệnh mãn tính. Dinh dưỡng không còn là vấn đề quan trọng thứ hai như 20 năm về trước, mà nó đã trở thành vấn đề quan trọng, cần được chú ý nhất vào thời điểm hiện tại”. Theo ông Mathide Touvier – giám đốc nghiên cứu của Inserm, Pháp.
Nhằm mục đích thực hiện chương trình của Liên Hợp Quốc, các nhà nghiên cứu đã phải thực hiện cùng một lúc ba nhiệm vụ: xây dựng cơ sở dữ liệu về thực phẩm ở 195 quốc gia; phân biệt các loại thực phẩm chứa các chế độ dinh dưỡng khác nhau (muối, đường, axit béo, chất xơ, v.v.) hoặc những loại thực phẩm gây bệnh; cuối cùng là đưa ra chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cá nhân hoặc cộng đồng.
Hệ thống GBD hoạt động dựa trên dữ liệu của 195 quốc gia khác nhau về thực phẩm của từng quốc gia, chi tiệu hộ gia đình, số liệu tiêu thụ thực phẩm...