Ứng dụng đèn led vào ngành đánh bắt thủy hải sản

Hiện nay, để giảm tiêu thụ điện năng, giảm chi phí, tăng hiệu quả đánh bắt, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Cà Mau đã khuyến khích bà con ngư dân sử dụng hệ thống đ

Ông Ngô Hữu Nhẫn, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Cà Mau chia sẻ, các chuyên gia trong ngành điện đã chỉ rõ chỉ 20% năng lượng ánh sáng của các giàn đèn là có hữu ích cho dẫn dụ cá, mực còn lại 80% là lãng phí. Thực tế đèn cao áp chỉ thích hợp cho việc chiếu sáng công cộng, trong khi mức độ nhiễm mặn trong không khí ở biển rất cao, nên tuổi thọ đèn thấp. Mặt khác, dùng nhiều dầu diesel không những làm tăng chi phí khai thác thủy sản mà còn tạo ra khói, cặn nhớt gây ô nhiễm môi trường.

Với mục đích giúp bà con ngư dân tiết kiệm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất chất lượng, doanh thu ngành thủy sản, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích cắc chủ tàu thay thế đèn cao áp trong dẫn dụ cá, mực, việc sử dụng đèn công nghệ Led (Light Emitting Diodes), tiết kiệm được năng lượng, giảm bớt chi phí, bớt gây ô nhiễm môi trường biển và đặc biệt năng suất đánh bắt tăng lên đáng kể.

Cũng theo ông Ngô Hữu Nhẫn, dùng đèn Led có ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường, ngư dân được lãi vì giảm hao phí nhiên liệu, lượng dầu diesel tiết kiệm được trong một chu kỳ đi biển của một chiếc tàu từ 1.100 - 1.400 lít, tiết kiệm chi phí đầu tư bóng đèn, bởi tuổi thọ của đèn cao áp thông thường trên biển từ 960 - 1.200 giờ, trong khi đèn Led có tuổi thọ từ 95.000 - 100.000 giờ, chi phí năng lượng cho đèn Led thấp hơn 10 - 20 lần so với đèn truyền thống.

Trong điều kiện nên kinh tế còn nhiều khó khăn, giá xăng dầu liên tục tăng, trong khi giá các sản phẩm thủy sản khai thác chưa ổn định như hiện nay thì giải pháp tiết kiệm chi phí là điều quan trọng hàng đầu, giúp ngư dân khai thác thủy sản có lãi. Do đó, trong thời gian tới, để ngành khai thác thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả Trung tâm Xúc tiến thương mại và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Cà Mau sẽ đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ mới, có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học, doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là việc hỗ trợ ngư dân triển khai các mô hình sử dụng đèn Led hiệu quả trong đánh bắt thủy hải sản.

Hệ thống đèn LED chiếu sáng dẫn dụ cá của bà con ngư dân

Hiện nay, theo tổng hợp sơ bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 1.659 tàu đánh bắt hải sản, trong đó 1.088 tàu hành nghề đánh bắt cá, 487 tàu hành nghề lưới đèn câu mực và 84 tàu phục vụ cho thu mua, vận chuyển sản phẩm trên biển (Số liệu năm 2015). Phần lớn các tàu dùng đèn để dẫn dụ cá, mực thường các tàu có công suất lớn, đánh bắt trên biển dài ngày nên hao phí nhiên liệu cho đánh bắt thủy hải sản là rất lớn, trong đó chủ yếu cho việc thắp sáng đèn vào ban đêm, thường các tàu đánh bắt hải sản trang bị hai giàn đèn với số lượng từ 25 - 50 bóng cao áp có công suất lớn loại từ 100w/bóng trở lên. Do vậy, để thắp sáng đèn suốt đêm ngư dân phải dùng máy phát điện chạy bằng dầu diesel có công suất từ 45 - 50 Kw, thậm chí cao hơn, nên hàng đêm họ phải tiêu tốn từ 90 - 110 lít dầu diesel dùng cho việc thắp sáng (Theo chủ tàu Cao Minh Út - Cửa biển Khánh Hội).

Phương Thanh