VEAM là một Tổng Công ty lớn thuộc Bộ Công nghiệp, có trên 7.000 cán bộ công nhân viên đã và đang là lực lượng chủ yếu của ngành chế tạo các loại động cơ và máy nông nghiệp tại Việt Nam. Hàng chục nghìn động cơ diesel, động cơ xăng, công suất từ 6 đến 80 mã lực, hàng nghìn máy nông nghiệp các loại như máy kéo, máy cày bừa, máy phay xới đất, xe vận chuyển nông thôn, máy cắt lúa, máy phun thuốc trừ sâu, các loại máy xay sát lúa gạo, máy bơm nước, hộp số thuỷ, máy sục khí nuôi tôm, chế biến cà phê, chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm vv... đều do các đơn vị thành viên của VEAM chế tạo. Các loại máy này đã và đang cùng bà con nông dân cần mẫn, bền bỉ làm việc trên các cánh đồng và trang trại khắp các vùng Bắc, Trung, Nam.
Từ đầu những năm 2000 lại đây, VEAM chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mới như các cụm động cơ thuỷ có dải công suất đến 300 HP, các thiết bị cho tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ, các loại máy cày, máy kéo và xe vận chuyển nông thôn, các loại máy nông nghiệp, máy bảo quản chế biến nông sản. Các sản phẩm của Tổng Công ty với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, đã ngày càng được nông dân tin tưởng và sử dụng, góp phần cải thiện điều kiện làm việc và thay đổi bộ mặt đời sống nông thôn. Tuy nhiên, do tập quán lao động thủ công còn nặng nề, nên hiệu quả của các máy móc thiết bị đầu tư vào nông nghiệp chưa cao.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp đã xác định việc đưa các máy móc thiết bị phục vụ bà con nông dân là một nhiệm vụ Chính trị - Kinh tế quan trọng, nhằm hiện thực hoá các mục tiêu vạch ra trong các Nghị quyết của Đảng về cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn. Tổng Công ty quan niệm “Việc cung cấp máy cho nông dân không đơn thuần chỉ là bán hàng, mà là cung cấp trọn gói cả sản phẩm và các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng”.
Từ năm 1999 đến đầu năm 2004, trong thời gian 4 năm, Tổng Công ty đã cùng với UBND các tỉnh như: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hải Phòng, Phú Thọ, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đăclăk, Bình Thuận, Cần Thơ, Kiên Giang và một số tỉnh khác phối hợp thực hiện chính sách khuyến khích việc đầu tư trang bị máy nông nghiệp. Theo đó UBND các tỉnh đã ra các quyết định với nội dung cơ bản là:
Các hộ nông dân, các tổ hợp tác, các hợp tác xã nông nghiệp, khi đầu tư trang bị máy nông nghiệp do Việt Nam sản xuất được vay của Ngân hàng NN & PTNT từ 70%- 80% vốn, trả dần trong thời gian 3 đến 5 năm, lãi suất ngân hàng được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%.
Từ phương thức bán máy như vậy, nhìn chung, các tỉnh đều hỗ trợ theo kế hoạch trong thời gian từ 3-5 năm, số lượng máy cung cấp cho bà con nông dân tại từng tỉnh, bình quân hàng năm từ 500- 1500 máy đồng bộ ( tối đa phần vốn được vay tương đương 10 triệu đồng). Đây là con số rất đáng ghi nhận. Việc làm này cùng một lúc đạt được cả 3 mục đích rất cơ bản đó là:
- Hỗ trợ nông dân trong việc cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo.
- Hỗ trợ sản xuất công nghiệp trong nước, thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Hỗ trợ đầu ra cho ngân hàng, tận dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi.
Chính sách này đã được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo bà con nông dân, các ban ngành địa phương và nhất là lãnh đạo UBND các tỉnh.
Quy trình vay vốn mua máy trả góp như sau:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập tờ trình kế hoạch mua máy. UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch và cơ chế hỗ trợ nông dân vay vốn ưu đãi mua máy. Ngân hàng Nông nghiệp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn với các thủ tục đơn giản nhất. Và cuối cùng là Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) cung ứng kịp thời máy móc theo yêu cầu của nông dân với chất lượng cao, được bảo hành 06 tháng, bán đúng giá công khai, thống nhất trên toàn quốc. Ngoài ra, VEAM còn dùng lãi trong các hoạt động kinh doanh khác để hỗ trợ nông dân các công việc vận chuyển, lắp đặt và hướng dẫn sử dụng, bảo hành, mở lớp tập huấn.
Từ năm 2004 này trở đi, để cho chương trình hỗ trợ nông dân cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn với tỉnh Điện Biên nói riêng và với các tỉnh miền núi nói chung theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá IV, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xin được đề xuất phương án hỗ trợ bà con nông dân trang bị máy móc nông nghiệp theo các bước được đổi mới như sau:
Hội Nông dân tỉnh phối hợp cùng các ban ngành lập tờ trình và phương án để UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp với các nội dung: “Các hộ nông dân, chủ trang trại, các hợp tác xã nông, ngư nghiệp khi đầu tư mua máy nông nghiệp do Việt Nam sản xuất được vay của Ngân hàng NN & PTNT từ 70 đến 80% giá trị máy; trả dần vốn vay trong thời gian 3 đến 5 năm. Lãi suất Ngân hàng được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%”
Việc vay vốn của nông dân nên thông qua kênh Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam, vì hệ thống ngân hàng này có chi nhánh tới tận các huyện ở hầu hết các địa phương. Quy định rõ về việc vay vốn theo chính sách này là một chương trình riêng, một dự án độc lập không phải thế chấp và không bị ảnh hưởng tới các khoản vay khác, đồng thời Ngân hàng cần có quy chế thuận tiện và đơn giản nhất, tạo mọi điều kiện để nông dân được hưởng chính sách của Nhà nước.
Quy định rõ máy do Việt Nam sản xuất là máy có tỷ lệ nội địa hoá từ 60% trở lên, được giao cho doanh nghiệp nhà nước có đủ năng lực sản xuất chủ trì trong việc sản xuất và cung cấp cho nông dân. Việc làm này tránh sự gian lận đưa máy nhập khẩu vào để hưởng chế độ hỗ trợ từ Ngân sách, đồng thời đảm bảo quyền lợi các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng của người mua.
Đề nghị có một khoản kinh phí nhất định để cùng với Hội Nông dân mở lớp tập huấn nâng cao trình độ cho nông dân. Các ngành thực hiện đầy đủ các quy định về đầu tư và hỗ trợ vốn lưu động cho các đơn vị sản xuất sản phẩm trọng điểm như quy định.
Về phía Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp cam kết đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời tới tận tay bà con nông dân, không chỉ sản phẩm có chất lượng, mà còn cung cấp trọn gói các dịch vụ bán hàng như: Hướng dẫn sử dụng, dịch vụ bảo hành, tổ chức các đợt thao diễn và tập huấn kỹ thuật, cung cấp phụ tùng thay thế kịp thời, cũng như các thông tin cần thiết để bà con có thể yên tâm khai thác, sử dụng sản phẩm với hiệu quả cao nhất. q
VEAM - đồng hành với nhà nông
TCCT
Trong những năm vừa qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 5 Khoá IX: “Yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn” và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Nguy