Nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công nghiệp có vai trò hết sức to lớn. Khác với nông nghiệp, ngành công nghiệp có lợi thế hơn hẳn về tốc độ tăng tr­ởng, trình độ mở rộng quy mô. S

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp càng có vị trí quyết định, bởi suy cho cùng, cạnh tranh trên thị tr­ờng quốc tế chủ yếu vẫn là cạnh tranh giữa các sản phẩm do ngành công nghiệp chế tạo ra…Công nghiệp tăng tr­ởng cao sẽ tạo ra tiền đề vật chất đảm bảo nâng cao nhịp độ phát triển đất n­ớc, đẩy mạnh CNH-HĐH. Tuy nhiên, nâng cao tốc độ tăng tr­ởng phải gắn liền với cải thiện chất l­ợng tăng trưởng. Có nh­ư vậy mới đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, duy trì tốc độ tăng tr­ởng ổn định và bền vững.
Quan điểm phát triển trong “Chiến l­ợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010” của Đảng ta đã nêu rõ: “Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm , ngành, lĩnh vực mà n­ớc ta có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong n­ớc và đẩy mạnh xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị tr­ờng trong n­ớc và ngoài n­ớc. Tăng nhanh năng suất lao động xã hội và nâng cao chất l­ợng tăng trưởng” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam - NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội 2001 - trang 162).
Chất l­ượng tăng tr­ưởng là một khái niệm mang tính chất định tính. Nó phản ánh nội dung bên trong của quá trình tăng tr­ởng, biểu hiện ở ph­ơng tiện, ph­ương thức, mục tiêu và hiệu ứng đối với môi tr­ờng chứa đựng quá trình tăng trưởng ấy. Khác với chất l­ượng tăng tr­ưởng, tốc độ tăng trư­ởng phản ánh mặt ngoài của quá trình tăng tr­ưởng, thể hiện ở mức độ số l­ượng lớn nhỏ, nhanh hay chậm của việc mở rộng quy mô. Tốc độ tăng tr­ưởng và chất l­ượng tăng trưởng là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ ràng buộc nhau. Trong phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng tr­ưởng, đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lư­ợng tăng trư­ởng, có nh­ư thế mới đảm bảo tăng tr­ưởng cao, ổn định, hiệu quả và bền vững.
Một cách khái quát nhất, nâng cao chất l­ượng tăng tr­ưởng đ­ược đặc trư­ng ở những yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Phát huy đư­ợc lợi thế so sánh nhằm tăng trưởng nhanh và đạt hiệu quả kinh tế cao các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tăng tr­ưởng và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trư­ờng trong nư­ớc và thị tr­ường ngoài n­ước.
- Tăng nhanh đư­ợc năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, áp dụng có hiệu quả các công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa.
- Tăng tr­ưởng kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện môi tr­ường, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa môi trư­ờng nhân tạo và môi tr­ường thiên nhiên.
Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với sự tiến bộ v­ượt bậc về nhiều mặt của nền kinh tế, xã hội nư­ớc ta, công cuộc công nghiệp hóa đã có b­ước tiến khá rõ nét trong việc cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ theo hư­ớng hiện đại, hình thành đư­ợc một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kỹ thuật cao, tạo cơ sở ban đầu cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ở mức độ nhất định, ngành công nghiệp đã phát huy đ­ược lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm, duy trì đư­ợc tốc độ tăng tr­ởng cao, sản xuất đã gắn đ­ược với thị trường, sản phẩm tiêu thụ khá trên thị tr­ường trong n­ước và thế giới. Trong suốt thời gian 13 năm trở lại đây (1991-2003) tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt khá cao và tương đối ổn định, trên dư­ới 10%/năm, có năm cao lên đến 14% (các năm 1992,1994 và 1995); tốc độ tăng tr­ưởng công nghiệp bình quân thời kỳ 1991-1995 là 12,0%, thời kỳ 1995-2000 là 10,6%. Thời kỳ 3 năm 2001-2003 giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm khoảng 15%, cao hơn so với mục tiêu 13,1% đề ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005. Đặc biệt tốc độ tăng giá trị sản xuất trung bình năm 2003 ­ước đạt trên 16%, v­ượt kế hoạch đề ra (14-14,5%) và cao hơn hẳn 2 năm tr­ước đó (năm 2001 tăng 14,6%, năm 2002 tăng 14,8%). Thực tế cho thấy tăng trư­ởng của ngành công nghiệp là khá vững chắc, quý sau cao hơn quý trư­ớc, năm sau cao hơn năm tr­ước. Tốc độ tăng tr­ưởng cao ở tất cả các thành phần và khu vực kinh tế. Nhiều ngành sản xuất và sản phẩm công nghiệp quốc doanh đã tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong n­ước và ngoài nư­ớc mà nổi bật là ngành Than đã hoàn thành kế hoạch năm 2005 trước 2 năm. Năm 2003 ngành Than đã khai thác trên 18 triệu tấn than, tăng 19%, trong đó xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2002. Một số sản phẩm công nghiệp nhà n­ước đã tăng với tốc độ rất cao trong năm 2003 như­: Ô tô lắp ráp trên 80%, quạt điện dân dụng 37,6%, quần áo dệt kim trên 50%, động cơ Diezel 31,5%, quần áo may sẵn 22,5%, sữa hộp 25%. Công nghiệp ngoài quốc doanh cũng đã tăng tr­ưởng với tốc độ 18,6% và khu vực có vốn đầu t­ư n­ước ngoài tăng tr­ởng trên 18,5% so với năm 2002.
Tốc độ tăng tr­ưởng cao của ngành công nghiệp trong hơn 1 thập kỷ qua đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo h­ướng CNH-HĐH. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 1991 là 40,5%, giảm xuống 26,2% năm 1995 và còn 23,3% năm 2001. Tỷ trọng công nghiệp đã tăng từ 23,85% năm 1991 lên 30% năm 1995 và đạt 39,97% năm 2003. Tỷ trọng ngành dịch vụ tư­ơng đối ổn định ở mức trên dư­ới 40% trong GDP. Cũng nhờ công nghiệp có tốc độ tăng trư­ởng cao, tốc độ tăng trư­ởng kinh tế cả n­ước đã đạt cao, bình quân 8,2% hàng năm thời kỳ 1991-1995 và 6,5% thời kỳ 1998-2003.
Nh­ vậy, nhìn một cách tổng thể trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, ngành Công nghiệp đã đạt đ­ợc những thành tích đáng kể sau đây:
- Tốc độ tăng tr­ởng đạt khá cao và ổn định, t­ơng đối vững chắc trong suốt cả thời kỳ dài (1991 - 2003).
- Hình thành đ­ợc một số ngành mũi nhọn có tốc độ tăng tr­ởng cao, có sức lôi kéo các ngành và lĩnh vực khác.
- Chất l­ợng sản phẩm công nghiệp đã có tiến bộ, nâng cao đ­ợc sức cạnh tranh ở một mức độ nhất định.
- Khu vực công nghiệp đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và cải thiện phần nào cơ cấu xuất khẩu theo h­ớng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô.
Tuy nhiên, quá trình tăng tr­ởng của ngành công nghiệp còn bộc lộ những hạn chế chủ yếu sau đây:
- Sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn hạn chế. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa n­ớc ta trên thị tr­ờng thế giới còn yếu. Theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năng lực cạnh tranh của nền kinh tế n­ớc ta đ­ợc xếp hạng một số năm gần đây là: Năm 1999 xếp thứ 48/53, năm 2000 là 49/59, năm 2001 là 62/75 và năm 2002 là 60/80. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hạn chế đ­ợc biểu hiện ở chỗ: Công nghệ vừa thiếu vừa lạc hậu; Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý còn yếu; Năng suất lao động còn thấp; Chất l­ợng sản phẩm ch­a cao và giá thành sản phẩm bất hợp lý; Thị tr­ờng đầu ra ch­a ổn định, thiếu bền vững. Năng lực cạnh tranh thấp dẫn đến khả năng hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, hiện chỉ có khoảng 30% số doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia hội nhập khu vực và thế giới.
- Tăng tr­ởng công nghiệp ch­a đạt hiệu quả kinh tế cao, đóng góp vào tăng tr­ởng kinh tế ch­a t­ơng xứng với tỷ trọng đầu t­ vào ngành công nghiệp. Một trong những biểu hiện rõ nét là tỷ lệ chi phí trung gian trong giá trị sản xuất còn lớn và có xu h­ớng tăng: Thời kỳ 1991-1995, tỷ lệ này là 53,76%; Thời kỳ 1997-1999 là 45,87% và giai đoạn 2000-2003 là 54,09%. Trong sản xuất, các ngành công nghiệp n­ớc ta còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, chịu ảnh h­ởng rất lớn từ sự biến động của thị tr­ờng thế giới. Chẳng hạn ngành Nhựa, tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu lên tới 94%. Trong nhiều năm qua, đầu t­ của nền kinh tế cho công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên đóng góp của công nghiệp cho tăng tr­ởng của nền kinh tế còn hạn chế. Thời kỳ 1991-1995, tỷ lệ đầu t­ cho công nghiệp chiếm 46,2% tổng đầu t­ toàn xã hội, nh­ng chỉ đóng góp 39,05% cho tăng tr­ởng. Các tỷ lệ t­ơng ứng của thời kỳ 1995-2001 là 39,7% và 54,1%. Năm 2003 tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 16% nh­ng GDP chỉ tăng lên 10,5% và chỉ đóng góp 3,1% cho tăng tr­ởng kinh tế.
- Tăng tr­ởng công nghiệp đã thúc đẩy xuất khẩu tăng tr­ởng nhanh nh­ng thiếu vững chắc. Tỷ lệ tăng xuất khẩu năm 2000 đạt 24%, giảm xuống 4,5% (2001),10% năm 2002 rồi lại tăng lên 16,7% năm 2003. Điều quan trọng là tuy xuất khẩu tăng tr­ởng cao, nh­ng hiệu quả ch­a tăng t­ơng ứng, rõ nhất là trong ngành Dệt may. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may đạt 3,5 tỷ USD, tăng 25,36% so với năm 2002, nh­ng tốc độ này lại phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu cho dệt may năm 2002 là 3,118 tỷ USD, năm 2003 tăng lên 4,152 tỷ USD (tức 33,16%).
Nh­ vậy để có thêm 1 USD từ xuất khẩu dệt may phải nhập khẩu cỡ 1,3USD nguyên liệu từ n­ớc ngoài, điều đó cũng có nghĩa là đóng góp của xuất khẩu cho tăng tr­ởng kinh tế trong n­ớc bị hạn chế. Tình hình t­ơng tự cũng diễn ra ở một số sản phẩm khác nh­ điện tử, tin học, da giầy… cho thấy hiệu quả xuất khẩu ch­a cao.
Nguyên nhân của những hạn chế trên đây có nhiều, cả khách quan và chủ quan. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ nêu lên một số nguyên nhân cơ bản nhất về phía chủ quan. Đó là:
- Chi phí sản xuất của nhiều loại sản phẩm còn cao, làm hạn chế khả năng cạnh tranh cả trên thị tr­ờng trong n­ớc và ngoài n­ớc.
- Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chậm chuyển dịch và còn mang tính tự phát.
- Công tác quy hoạch phát triển ngành còn nhiều yếu kém, ch­a gắn với thị tr­ờng và phát huy lợi thế so sánh của đất n­ớc.
- Việc sử dụng nguồn lực còn kém hiệu quả, thất thoát và lãng phí trong đầu t­ ở các khâu từ quy hoạch, thiết kế, tổng dự toán, định mức vẫn còn phổ biến, công tác giám sát đầu t­ ch­a đ­ợc thực hiện tốt.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thiết kế, t­ vấn, giám sát… trong lĩnh vực đầu t­ và xây dựng còn nhiều hạn chế.
- Quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà n­ớc tiến hành còn chậm..
- Năng suất lao động công nghiệp còn thấp một phần do thiếu quy hoạch , kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có chất l­ợng. Hoạt động khoa học và công nghệ ch­a đáp ứng đ­ợc nhu cầu thực tiễn của sự phát triển công nghiệp.
Nh­ vậy, nâng cao chất l­ợng tăng tr­ởng của nền kinh tế nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng là một đòi hỏi bức xúc trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Để đáp ứng đ­ợc yêu cầu đó cần thực hiện một hệ thống các giải pháp toàn diện và đồng bộ theo h­ớng khắc phục các tồn tại và nguyên nhân trên đây. Có nh­ vậy, ngành công nghiệp n­ớc nhà mới thực hiện đ­ợc vai trò chủ đạo của mình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

  • Tags: