Đại sứ Việt Nam tại Italy Cao Chính Thiện và Tham tán Thương mại Bùi Vương Anh đã có các bài thuyết trình giới thiệu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cũng như các cơ hội kinh doanh tại Việt Nam hiện nay; nhấn mạnh những điều kiện của Việt Nam vốn đang rất hấp dẫn và tạo thuận lợi để các doanh nghiệp của Italy nói chung và Vùng Lombardy, nơi có thành phố Milan, nói riêng có thể thành công khi đầu tư tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Cao Chính Thiện đặc biệt nhấn mạnh các doanh nghiệp Italy hiện có nhiều cơ hội tham gia đầu tư, hợp tác kinh doanh hoặc xuất khẩu sang Việt Nam, bao gồm rất nhiều lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ khí máy móc, nông nghiệp, chế biến nông sản, hóa học, vật liệu xây dựng, du lịch, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, chất thải rắn...vv.
Đại sứ Cao Chính Thiện cho biết chính phủ hai nước Việt Nam và Italy đã xác định hợp tác kinh tế là trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược song phương, là nhân tố thúc đẩy và hiện thực hoá mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Việt Nam luôn tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp Italy khi tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Hiện Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã hoàn tất đàm phán và chuẩn bị ký kết Hiệp định Thương mại Tự do để áp dụng trong thời gian tới. Đây là kết quả quan trọng và là công cụ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên EU, trong đó có Italy. Đại sứ quán Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục là cầu nối, hỗ trợ các doanh nghiệp Italy trong hoạt động đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại diện doanh nghiệp Italy cũng chia sẻ các kinh nghiệm trong hợp tác kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Hầu hết các ý kiến đều nhất trí Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và là cửa ngõ để các doanh nghiệp Italy có thể tiếp cận với thị trường ASEAN và châu Á. Bà Ilaria Turatti, đại diện công ty TNHH Turatti chuyên về công nghiệp chế biến ở Việt Nam đã trình bày những hoạt động khá thành công của công ty bà tại Việt Nam. Những dẫn chứng của bà Turatti đã khiến nhiều doanh nhân Italy tỏ ra vô cùng hứng thú và bày tỏ sự quan tâm thực sự nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Cũng tại hội thảo, các doanh nhân Italy đã được xem một số băng video quảng bá du lịch, văn hóa và con người Việt Nam.
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Italy đã tăng từ 1,13 tỷ USD hồi năm 2006 lên tới 4,68 tỷ USD vào năm 2016. Trong 10 năm, từ vị trí thứ tư, Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN và Italy là bạn hàng thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam.
Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Italy vào tháng 11/2016, lãnh đạo hai nước đã xác định đưa mục tiêu kim ngạch thương mại song phương lên 6 tỷ USD trong năm 2018 và Milan được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm để thúc đẩy hợp tác kinh tế của Việt Nam tại Italy. Về đầu tư FDI vào Việt Nam, Italy xếp thứ 30/114 nước và vùng lãnh thổ, với 77 dự án FDI và tổng số vốn đăng ký là 356,64 triệu USD.
Việt Nam - cửa ngõ để doanh nghiệp Italy tiếp cận thị trường ASEAN và châu Á
TCCT
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 20/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy (I-ta-li-a) đã phối hợp với tạp chí kinh tế và văn hóa “The Progress Time” và các cơ quan, doanh nghiệp nước sở tại tổ chức cu