Các đội tham gia tranh tài thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu ở hai hạng mục "Mô hình cơ sở" và "Mô hình đô thị" trong nhóm bảy loại năng lượng khác nhau. Kết quả chiến thắng được đo bằng khoảng cách lái xe xa nhất sử dụng tương đương 1 kWh điện, 1 m3 khí hydro hoặc 1 lít nhiên liệu.
Tham gia cuộc thi lần thứ hai, đội LH-Gold Energy của Trường Đại học Lạc Hồng đã chuẩn bị kỹ lưỡng và có một khởi đầu thuận lợi khi là một trong những đội đầu tiên vượt qua vòng kiểm tra kỹ thuật, được chọn vào danh sách các đội thi xuất phát tại lễ khai mạc cuộc thi, giành chiến thắng trước các đội bạn và xác lập kỷ lục mới trong hạng mục Mô hình đô thị nhiên liệu thay thế, chạy được 164 km chỉ với 1 lít ethanol.
Đội CKD-MIN10 thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh ngay lần đầu tiên tham gia Shell Eco-marathon cũng đã giành được giải nhì hạng mục Mô hình cơ sở nhiên liệu Gasoline, với kết quả đạt được là 568.0 km với 1 lít nhiên liệu.
Xe dự thi của đội LH-Gold Energy trên đường đua hạng mục Mô hình đô thị nhiên liệu thay thế.Cũng tại cuộc thi, nhiều kỷ lục mới của tại Shell Eco-marathon châu Á đã được xác lập. Ví dụ như: Đội Nhật Bản, giành vị trí nhất bảng hạng mục Mô hình cơ sở, Shell FuelSave Diesel với kỷ lục mới 1.245 km/ lít (bằng 1/2 nhiên liệu của cuộc thi năm ngoái); Đội LH-Gold Energy, Trường Đại học Lạc Hồng, Việt Nam, quán quân hạng mục Mô hình đô thị, nhiên liệu thay thế với kỷ lục 164 km/lít ethanol; Đội UiTM Eco-Sprint, Đại học Universiti Teknologi Mara Shah Alam, Malaysia, tự phá vỡ kỷ lục của đội mình năm ngoái với kỷ lục mới 315 km/m3, tiếp tục vô địch hạng mục Mô hình cơ sở, Fuel Cell khí Hydro…
Vào năm 1985 tại Pháp, cuộc thi Shell Eco-marathon chính thức ra đời. Tháng 4/2007, cuộc thi Shell Eco-marathon châu Mỹ được phát động tại Mỹ, và năm 2010, Shell Eco-Marathon lần đầu tiên đến châu Á và được tổ chức tại Malaysiacho đến năm 2013. Philippines đăng cai tổ chức cuộc thi này tại Manila từ năm 2014 và tiếp tục giữ cương vị nước chủ nhà cho đến năm 2016.