Việt Nam là địa chỉ đầu tư tin cậy của các doanh nghiệp Hoa Kỳ

Ngày 4/7/2006, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 11 năm ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và 6 năm ngày hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương. Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đ

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Hiện nay, có nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ đã hoạt động tại Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực từ dầu khí, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm đến sản xuất ô tô và các mặt hàng tiêu dùng khác. Ngoài ra, một số doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đưa dự án đầu tư vào Việt Nam, nhưng chủ yếu thông qua công ty con ở nước thứ 3 (như dự án cocaCola từ Xingapo). Tính đến cuối năm 2005, Hoa Kỳ có khoảng 266 dự án đầu tư trực tiếp được cấp phép hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD, trong đó có 232 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,34 tỷ USD, đứng thứ 11 trong tổng số 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt nam.

Hoa Kỳ là thị trường khổng lồ đối với tất cả các loại hàng mà Việt Nam có thể xuất khẩu. Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ rất đa dạng do sự đa dạng về chủng tộc, văn hóa và sự chênh lệch rất lớn về thu nhập, nhất là đối với hàng tiêu dùng. Bên cạnh nhu cầu về hàng cao cấp đắt tiền, thị trường Hoa Kỳ cần cả hàng tiêu dùng bình dân rẻ tiền để phục vụ cho đối tượng có thu nhập thấp.

Các mặt hàng nông sản (cà phê, hạt điều, hạt tiêu,…) có kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng rất nhanh, Việt Nam hiện là một trong số các nước đứng đầu về xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ.

Hàng dệt-may: Năm 2004, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,76 tỷ USD, chiếm hơn 50% xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Hàng năm, Hoa Kỳ nhập khẩu hàng dệt may trị giá hơn 80 tỷ USD/năm, tiềm năng còn rất lớn, nhưng năm 2005, Việt Nam vẫn bị hạn chế về kim ngạch và bị cạnh tranh mạnh về giá cả. Hơn nữa, các yếu tố đầu vào cao do phải nhập khẩu vải và phụ liệu, chi phí hạn ngạch, chi phí trung gian… là những khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may phải khắc phục để giảm giá thành.

Mặt hàng giầy dép: Mặt hàng này chiếm 3% trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Giầy dép của Việt Nam chủ yếu là hàng gia công, lợi nhuận thấp.

Thực phẩm chế biến (mỳ ăn liền, nước chấm., rau quả hộp…) lâu nay mới chỉ bán được trong một số cửa hàng thực phẩm của Việt Kiều và Hoa Kiều tại Hoa Kỳ nên rất hạn chế. 

Công nghiệp Than: Năm 1995, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam  (trước đây là Tổng Công ty Than VN) đã xây dựng được quan hệ hợp tác với hãng Caterpillar thông qua Công ty đại lý V-Trac để tìm hiểu thiết bị khai thác mỏ lộ thiên của hãng này và đã ký hợp đồng 15 xe tải mỏ loại 36 tấn sử dụng tại mỏ than Cọc Sáu. Năm 2003-2004, Tập đoàn tiếp tục đầu tư thêm 62 xe CAT loại 58 tấn phục vụ bốc xúc, vận chuyển tại các công ty: Than Cao Sơn, Than Đèo Nai, Than Nội Địa…Tính đến cuối năm 2005, tổng số xe tải được đầu tư là 125 chiếc. Cho đến nay, V-Trac đã cung cấp cho toàn ngành Than VN trên 320 thiết bị của Carterpillar; Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam còn hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đối với cán bộ quản lý. Có thể nói, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam đã thành công trong việc thiết lập được quan hệ hợp tác trong kinh doanh và đào tạo với các đối tác Hoa Kỳ, mang lại lợi ích nhiều mặt cho cả hai phía, góp một phần vào sự tăng trưởng của Than Việt Nam.       

Tháng 7 năm 2005, chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải đã đánh dấu mốc quan trọng, mở ra triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ trong thời gian tới với một trong những trọng tâm hàng đầu là quan hệ kinh tế, thương mại. Hai bên đã ký được nhiều hiệp định, thoả thuận về hợp tác kinh tế, kỹ thuật với tổng trị giá hơn 1,3 tỷ USD. Các bộ, ngành của Việt Nam đã ký 9 thỏa thuận kinh doanh với các công ty của Hoa Kỳ, trong đó đáng kể là hợp đồng mua 4 máy bay Boeing 787, Hợp đồng bổ sung về khai thác dầu khí với Tập đoàn Flour, Unocal, Hợp đồng mở rộng mạng điện thoại Vinaphone giữa Công ty Cokivina và Motorola, Tập đoàn Dệt may Quốc tế của Hoa Kỳ đã ký thoả thuận với Hiệp hội Dệt may Việt Nam về việc xây dựng 1 nhà máy Dệt may ở Việt Nam trị giá 50 triệu USD. Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May VN như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May 10 đã ký được hợp đồng với tổng trị giá 50 triệu USD.

Thị trường Hoa Kỳ còn nhiều mặt hàng có tiềm năng lớn, nhưng Việt Nam khai thác chưa hiệu quả, như sản phẩm hóa dầu, linh kiện, thiết bị điện tử công nghiệp và gia dụng, đồ chơi, sản phẩm cao su kỹ thuật, chế tạo và gia công cơ khí, phụ tùng ô tô, thiết bị điện, linh kiện và phần mềm vi tính, vật liệu xây dựng… Vì vậy, Việt Nam cần có chiến lược phát triển các ngành công nghiệp này để cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ. 

Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai nước do một số yếu tố sau:

- Hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục bị phân biệt đối xử về nhiều mặt do chưa được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn. Hàng Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu thuế cao hơn so với nhiều nước khác do không được hưởng quy chế GSP, ưu đãi thương mại của Hoa Kỳ hoặc có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ;

- Thị trường Hoa Kỳ có sự cạnh tranh quyết liệt, trong khi năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa cao, công nghệ sản xuất chưa được cải thiện kịp thời, quy mô sản xuất nhỏ…;

-  Môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn các nhà sản xuất Hoa Kỳ, đặc biệt là các công ty lớn, công nghệ cao. Để tiếp nhận những dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là những dự án lớn, công nghệ cao, ngoài những yếu tố quan trọng khác, Việt Nam cần phải có hạ tầng cơ sở tốt và nguồn nhân lực dồi dào có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao.

  • Tags: