Là một trong những người quan tâm đến vấn đề kinh tế tri thức (KTTT), GS Đặng Hữu lo lắng: “Kinh tế VN vẫn còn thiên về đầu tư hữu hình theo kiểu toàn dân; trong khi đó, đầu tư vô hình, vốn trí tuệ chưa được quan tâm xây dựng và phát huy, cơ chế chính sách vẫn còn mang đậm những tàn dư của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Cách điều hành, quản lý của Nhà nước trên thực tế chưa có tác dụng tạo ra những nền móng cho những trụ cột cần thiết của KTTT”.
Cho rằng những ý kiến trên của GS Đặng Hữu còn quá “tham vọng”, chưa sát với cốt lõi của phát triển KTTT, ông Trần Việt Phương, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ lên tiếng: Không thể “bê” tất cả những thành tựu về mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học... của các nước Âu Mỹ về áp dụng vào Việt Nam và xem đó là mục tiêu, giải pháp để phát triển KTTT ở ta được. Đấy là chưa nói những thành tựu, những cái “hay ho” đó của các nước Âu Mỹ mới chỉ được biết qua lời của một số chính khách, nhà doanh nghiệp các nước đó. Trong khi thực tế, khoảng cách giữa nói và làm là vô cùng lớn. Các nước Âu Mỹ chưa chắc đã đạt được, huống gì áp dụng ở một nước đang lạc hậu như Việt Nam?!.
Quan điểm này nhận được sự đồng tình của PGS Võ Đại Lược, ông đề nghị: “Cần có một định nghĩa hợp lý về KTTT, sau đó mới nói đến nước ta có thể và phải làm gì”.
PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh, Viện Kinh tế thế giới cho rằng: Dù xét trên chỉ tiêu nào thì Việt Nam vẫn ở một điểm xuất phát rất thấp so với các nước khác trên con đường tiến tới nền KTTT, vẫn là một nước nghèo, lạc hậu. Do đó, hiện nay Việt Nam chưa thể sớm tính đến câu chuyện tiến thẳng vào KTTT!
VN chưa thể tính chuyện tiến thẳng vào kinh tế tri thức?
TCCT
Ngay từ những “bản thảo” định nghĩa, khái niệm Thế nào là kinh tế tri thức? yếu tố phát triển kinh tế tri thức?... vẫn chưa được các nhà kinh tế học trong nước thống nhất với nhau tại Hội thảo “Việt N