Thúc đẩy phát triển sản xuất
Nguồn vốn tín dụng đã giúp thúc đẩy kinh tế ở nông thôn phát triển, từ kinh tế hộ gia đình đến các
mô hình liên kết, sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Bà Nguyễn Thị Gia, thôn Phước Thượng, xã
Phước Đồng, thành phố Nha Trang được vay 8 triệu đồng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội chi
nhánh Khánh Hòa để chăn nuôi lợn, gà.
Cùng với số vốn sẵn có, bà Gia tích lũy được thêm nguồn vốn để tiếp tục nâng cấp chuồng trại, mở
rộng chăn nuôi thêm bò, đào ao thả cá, trồng rau màu...
Sau 5 năm, gia đình bà đã xây dựng được mô hình vườn, ao, chuồng cho thu nhập trên 100 triệu
đồng/năm, tạo việc làm cho 10 lao động với mức lương bình quân 3 triệu đồng/tháng, đồng thời giúp 7
hộ gia đình khác thoát nghèo bằng cách hướng dẫn cách làm ăn để họ phát triển kinh tế.
Hộ bà Gia là một trong số hàng chục nghìn lượt hộ gia đình ở tỉnh Khánh Hòa được vay vốn ưu đãi để
sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Chỉ riêng năm 2014, các hộ gia đình trong tỉnh đã được
vay gần 113 tỷ đồng ưu đãi để phát triển kinh tế.
Nguồn vốn tín dụng cũng đóng vai trò quan trọng vào phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập
trung, liên kết thông qua tổ hợp tác, hội, đoàn thể…
Năm 2009, Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa xây dựng thí điểm được 11 tổ liên kết sản xuất. Đ ến nay đã
có trên 130 tổ liên kết được thành lập và làm ăn hiệu quả, trong đó chủ yếu là tổ liên kết trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có quy mô vừa và nhỏ, trung bình có từ 10-15 thành viên.
Trong số này có thể kể đến Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ mía ở xã Cam Thành Nam, thành phố Cam
Ranh. Tổ liên kết này ban đầu chỉ có 7 thành viên liên kết sản xuất trên 16ha mía giống mới cho
năng suất 70 tấn/ha. Sau khi được vay thêm vốn ưu đãi, các thành viên trong Tổ đã mở rộng kinh
doanh sang lĩnh vực vận chuyển mía, cung ứng phân bón, giống mía mới… cho người trồng mía ở địa
phương, qua đó thu lãi bình quân trên 500 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho hàng chục lao
động với thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, còn nhiều tổ liên kết sản xuất hiệu quả như sinh vật cảnh ở xã Đại Lãnh, huyện Vạn
Ninh; rau an toàn ở xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa; cây cảnh, hoa ở xã Vĩnh Trung, thành phố Nha
Trang.
Sau hơn 4 năm xây dựng nông thôn mới, tỉnh Khánh Hòa đã huy động được gần 12.860 tỷ đồng vốn tín
dụng, chiếm gần 85% tổng số vốn huy động được để thực hiện chương trình này.
Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng chính sách xã hội, nông nghiệp, quỹ tín dụng cho vay ưu đãi để
phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề... đã tạo "cú hích" để nâng cao đời sống
của người dân vùng nông thôn.
Minh chứng là tiêu chí thu nhập bình quân đầu người năm 2011 của tỉnh mới chỉ có 9/94 xã đạt, hiện
nay đã có 29/94 xã đạt; năm 2011 chỉ có 12/94 xã đạt tiêu chí về đưa tỷ lệ hộ nghèo đạt mức chuẩn,
nay đã là 55/94.
Ông Đoàn Vĩnh Tường, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khánh Hòa cho biết, Ngân hàng Nhà nước
luôn hướng các ngân hàng mở chi nhánh giao dịch đến tận các huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho bà con nông dân tiếp cận vốn vay để sản xuất, tiêu dùng.
Góp phần đảm bảo an sinh xã hội
Không chỉ thúc đẩy phát triển sản xuất, nguồn vốn tín dụng còn có vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo an sinh xã hội ở vùng nông thôn, trong đó đáng kể nhất nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính
sách Xã hội với dư nợ tín dụng đạt trên 1.700 tỷ đồng.
Là một xã vùng ven của thành phố Nha Trang, trước đây xã Vĩnh Phương luôn phải đối mặt với tình
trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt, môi trường bị ô nhiễm... Để giải quyết các vấn đề này, Hội Phụ
nữ xã đã vận động, hỗ trợ những phụ nữ có gia đình vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để
xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, hệ thống nước sạch, hầm khí biogas, bể lọc nước, bể chứa nước, giếng
khoan…
Theo bà Nguyễn Thị Gõ - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vĩnh Phương, đến nay số vốn vay ưu đãi với trên 12 tỷ
đồng đã giúp hơn 95% số hộ của xã được sử dụng nước sạch, gần 100% số hộ có nhà vệ sinh đạt chuẩn,
vệ sinh môi trường được cải thiện, hạn chế bệnh tật, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an sinh
xã hội ở địa phương.
Chỉ tỉnh riêng dư nợ cho vay vốn để cải thiện vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt ở vùng nông thôn
của tỉnh đã đạt 385 tỷ đồng. Số vốn này góp phần không nhỏ vào việc giúp gần 92% số người dân khu
vực nông thôn của tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh, trên 77% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh…
Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng còn tập trung cho vay ở các chương trình đảm bảm an sinh xã hội
khác như cho những hộ là đồng bào dân tộc thiểu số vay 17 tỷ đồng; học sinh, sinh viên trên 467 tỷ
đồng; hộ nghèo 273 tỷ đồng, cận nghèo 354 tỷ đồng…
Tuy nhiên, tồn tại hiện nay là nhiều tổ chức tín dụng vẫn còn ngần ngại cho vay để sản xuất nông
nghiệp vốn có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, địa bàn rộng, phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, giá cả nhiều
loại nông sản không ổn định nên có thể gặp nhiều rủi ro.
Ở nông thôn chỉ thực hiện cấp quyền sử dụng đất, còn quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất chưa được công nhận nên việc nhận thế chấp giá trị các tài sản gắn liền với đất để cho vay
vốn chưa có cơ sở pháp lý, điều này gây không ít khó khăn cho cả phía ngân hàng và người cần vay
vốn.
Nhiều địa phương cho rằng, nguồn vốn tín dụng hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn ưu đãi
đang tăng rất nhanh của người dân ở khu vực nông thôn, mức vay cũng còn thấp...
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần chú trọng hơn đến nguồn vốn cho vay để phát triển sản xuất,
chính sách cho vay cần thông thoáng hơn như, thời gian cho vay dài hơn, số vốn vay nhiều
hơn…/.
Vốn tín dụng - “Đòn bẩy” xây dựng nông thôn mới ở Khánh Hòa
TCCT
Nguồn vốn tín dụng đã và đang tiếp tục là “đòn bẩy” để 94 xã xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh phát triển sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp, giải quyết vấn đề về nước sinh hoạt, môi trườ