Thông tin trên, được bà Jana Herceg – Tham tán thứ nhất, Phó Trưởng ban Kinh tế Thương mại, Đại diện phái đoàn EU tại Việt Nam, nhận định tại Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ vào thị trường châu Âu”.
Bà Bùi Thị Thanh An nhận định EU là một trong những thị trường lớn của ngành đồ gỗ Việt NamHội thảo do Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương phối hợp với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) tổ chức. Hội thảo được sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU – MUTRAP), nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), ảnh hưởng và tác động của EVFTA đến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam - EU, xu hướng nội ngoại thất và nhu cầu của thị trường châu Âu.
Bà Jana Herceg cho rằng Hiệp định EVFTA là một FTA mang tính tham vọng lớn nhất của EUPhát biểu tại hội thảo, bà Bùi Thị Thanh An – Phó Cục trưởng, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương nhận định, châu Âu là một trong những thị trường lớn của ngành đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu (XK) gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt gần 742 triệu USD, châu Âu hiện là thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Đây cũng là thị trường lớn của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, trong đó kim ngạch XK mặt hàng mây tre lá vào thị trường này đạt 95,18 triệu USD và là thị trường lớn nhất, chiếm 35% trong tổng giá trị xuất khẩu; kim ngạch XK gốm sứ mỹ nghệ vào thị trường này trong năm qua cũng ghi nhận sự tăng trưởng 4,31%, đạt 70,70 triệu USD.
Bùi Thị Việt Anh lưu ý các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần chú trọng đến nguồn gốc hợp pháp sản phẩmNhận định về triển vọng phát triển ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ tại thị trường EU trong năm 2017, Phó Cục trưởng – Cục Xúc tiến Thương mại dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn, nhờ các hoạt động xây dựng thị trường tại EU được đẩy mạnh, tác động của Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2018 và Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT), đã được Việt Nam và Liên minh châu Âu ký tắt vào tháng 5/2017.
Ông Nguyễn Chánh Phương Tổng thư ký HAWA chia sẽ tại hội thảoChia sẽ về các nội dung liên quan đến quan hệ kinh tế - thương mại EU – Việt Nam; Đàm phán song phương EU – Việt Nam và các vấn đề có liên quan, bà Jana Herceg – Tham tán thứ nhất, Phó Trưởng ban Kinh tế Thương mại, Đại diện phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN chỉ đứng sau Singapore. Trong các đối tác của ASEAN thì Việt Nam gần như là thị trường duy nhất có hoạt động thương mại tích cực với xu hướng tăng lên theo thời gian, cụ thể, trong một thập kỷ qua tăng hàng năm là 20%. Trong cán cân thương mại ở 10 năm qua, hàng hóa của Việt Nam xuất sang EU nhiều hơn so với hàng hóa của EU xuất sang Việt Nam, cụ thể, giá trị thương mại hai chiều đã tăng 10 lần, từ khoảng 4,1 tỷ USD vào năm 2000, thì đến năm 2015 đã lên 41,3 tỷ USD, đưa EU trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong đó, XK hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt gần 31 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt hơn 10 tỷ USD. Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam – EU có tính bổ sung cho nhau, thị trường chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và thị trường ASEAN.
Quang cảnh Hội thảoNhận định về đặc điểm ngành gỗ Việt Nam và XK, bà Jana Herceg cho biết, trong thập kỷ qua, ngành gỗ Việt Nam luôn tăng trưởng bền vững và nhất quán trong XK gỗ. Việt Nam đã XK hơn 40 quốc gia, trong đó xuất khẩu vào 5 thị trường lớn nhất, bao gồm EU, chiếm 86% tổng sản phẩm XK, trong những năm gần đây, thị phần EU giảm đáng kể từ 10 đến 12%, nhưng giá trị XK tiếp tục tăng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam cũng có ảnh hưởng đáng kể, khoảng 30% gỗ nhập khẩu và hơn 50% gỗ XK do các doanh nghiệp FDI đảm nhiệm.
Bà Jana Herceg nhấn mạnh, trong các Hiệp định mà EU từng ký kết trước đây, thì EVFTA là một Hiệp định mang tính tham vọng nhiều nhất mà EU đã ký kết, nó bao hàm một FTA rộng lớn và toàn diện, mang tính thế hệ mới, nó xóa bỏ hầu như các hàng rào thuế quan, quy định rõ về các quy tắc xuất xứ, giải quyết tranh chấp mua sắm Chính phủ, biện pháp phòng vệ thương mại…, mục đích quan trọng của Hiệp định EVFTA chú trọng đến các rào cản kỹ thuật, nhằm tạo ra sân chơi công bằng giữa các doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng tập trung bảo vệ các tiêu chuẩn xã hội và môi trường. Việc cắt giảm thuế quan từ Hiệp định này cũng không tác động nhiều đến việc thúc đẩy hoạt động thương mại ngành gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam, bởi thực tế, EU đã từng áp dụng thuế nhập khẩu 0% cho hầu hết các sản phẩm gỗ từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên thách thức lớn của ngành gỗ Việt Nam cũng không nhỏ khi muốn thâm nhập vào thị trường này, bởi các nhà nhập khẩu của EU vẫn còn quan ngại về vấn đề truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, sử dụng hợp pháp nguồn gốc sản phẩm, việc sử dụng hóa chất trong sản xuất và quan trọng nhất là tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam, do từ trước đến nay, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chỉ hướng đến tập trung sản xuất, nên ít để ý đến các quy định về quy trình quản lý kiểm soát nguồn gốc, tính hợp pháp của nguyên liệu và các vấn đề liên quan đến đời sống việc làm của người lao động.
Theo ông Nguyễn Chánh Phương - Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (Hawa), EU là thị trường có truyền thống sản xuất đồ gỗ lớn trên thế giới, nên khi Việt Nam đưa gỗ vào EU sẽ phải cạnh tranh với chính các nhà sản xuất của EU. Tuy nhiên, một khi hàng hóa của Việt Nam tuân thủ đầy đủ các quy định, sản phẩm tiêu thụ được vào thị trường EU thì đồng nghĩa với việc tiếp cận các thị trường khác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, bởi các tiêu chuẩn, quy định về mẫu mã chất lượng tại thị trường này vô cùng khắt khe. Theo quan sát của các chuyên gia trong ngành gỗ thế giới, hiện nay hình ảnh của ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã được các nhà nhập khẩu các nước rất quan tâm, họ coi Việt Nam là nơi sản xuất đồ gỗ của thế giới. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ vào thị trường EU chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch XK gỗ và đồ gỗ của Việt Nam, nhưng theo nhận định của ông Phương, EU chính là thị trường mang tính then chốt, trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, ông Phương cũng lưu ý đến các doanh nghiệp trong ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ, cần tích cực học hỏi, phát triển mạnh nguồn nhân lực, tìm kiếm thông tin có liên quan đến việc cải thiện mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị trường cần xuất khẩu cũng như việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường, lao động, tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu sản xuất để có thể gia tăng giá trị xuất khẩu và thị phần tại châu Âu trong giai đoạn tới.
Tại hội thảo, bà Bùi Thị Việt Anh – Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn cũng nhấn mạnh đến Hiệp định VPA/FLEGT, bà chia sẽ, các doanh nghiệp ngành gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam muốn đầu tư lâu dài không chỉ với thị trường EU, mà đối với các thị trường khác trên thế giới, việc cần làm nhất nên xây dựng nguồn gỗ hợp pháp, đây là một quy định mang tính quyết định sống còn của một doanh nghiệp XK gỗ, bởi một khi Hiệp định VPA/FLEGT được thực thi, thì EU sẽ không cấp phép nhập khẩu cho các sản phẩm gỗ không đạt chứng chỉ này. Do tại Việt Nam nguồn gỗ nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, tính trung bình, mỗi năm Việt Nam nhập từ 4 đến 4,5 triệu m3 khối gỗ, số gỗ này có nguồn gốc từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, thì việc truy xuất nguồn gốc số gỗ này còn gặp nhiều thách thức, riêng với gỗ sản xuất trong nước, do rừng trồng phân tán, nên số lượng gỗ chứng chỉ hợp pháp chỉ chiếm đến 2 đến 3% trong tổng số gỗ được khai thác hàng năm, do đó, bà Bùi Thị Việt Anh, khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường kiểm soát gỗ hợp pháp, cụ thể các doanh nghiệp cần tăng nhập khẩu nguyên liệu tại các quốc gia có mức độ rủi ro thấp, thực hiện khai thác gỗ hợp pháp hoặc tham gia đầu tư vào các vùng sản xuất nguyên liệu gỗ hợp pháp trong nước, ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam nên xây dựng kế hoạch đầu tư trồng rừng, khai thác, sử dụng hiệu quả các vùng nguyên liệu trong nước, để chủ động, chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh sản phẩm với các thị trường khác.