Vui buồn nghề tiếp viên hàng không

Nói đến tiếp viên hàng không, ai cũng hình dung, đó là đội ngũ các chàng trai, cô gái trẻ đẹp, mặt hoa da phấn, luôn gọn gàng trong các bộ đồng phục lịch sự, làm việc trên các chuyến bay trong nước và

Vâng, quả có như vậy. Song, đó chỉ là những điểm nổi bề ngoài, mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra ở đối tượng này. N.T.T. , một tiếp viên hàng không đã có hơn 10 năm trong nghề cho chúng ta biết về những điều còn ít được nói đến của nghề này.

 Yêu cầu của nghề nghiệp

Người muốn trở thành tiếp viên hàng không, ngoài việc phải trải qua một kỳ thi tuyển ngặt nghèo (4 vòng), về ngoại hình và trình độ văn hoá, ngoại ngữ, sau đó còn phải qua một đợt huấn luyện đặc biệt trong vòng 7 tháng ( 5 tháng lý thuyết và 2 tháng thực hành bay), bao gồm các rèn luyện về thể lực, ngoại ngữ, đặc biệt là cách giải quyết các vấn đề, sự cố có thể xảy ra trên mỗi chuyến bay mà họ phục vụ. Sau đợt huấn luyện này, những người không thích ứng sẽ bị loại bỏ. Ngoài ra, trong quá trình làm việc, các tiếp viên còn phải tham gia các kỳ huấn luyện khác như huấn luyện khác biệt (Khi phải đổi loại máy bay phục vụ ),  huấn luyện định kỳ hàng năm, huấn luyện phục hồi (đối với những người có thời gian làm việc gián đoạn từ 6 tháng trở lên) và các khoá huấn luyện nâng cao khác.

 

Sức ép của nghề nghiệp

            Thời gian làm việc  căng thẳng: Theo quy định, tổng số thời gian làm việc của mỗi tiếp viên không được vượt quá 60 giờ trong 7 ngày liên tục, 190 giờ trong 28 ngày liên tục, 1800 giờ trong 12 tháng liên tục. Song, trong thực tế, do tình trạng thiếu tiếp viên nên việc phân lịch bay thường gặp trục trặc. Tiếp viên thường xuyên bị gọi đi bay trong những ngày nghỉ, nhiều người phải đi làm cả 7 ngày trong tuần; Thời gian nghỉ trưa của tiếp viên giữa các chuyến bay thường bị rút ngắn…

            Điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại: Hầu hết thời gian làm việc của các tiếp viên đều diễn ra trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như sự thay đổi về áp suất, độ ẩm, nhịêt độ (một chuyến bay từ Matxcơva về Hà Nội có sự chênh lệch nhiệt độ từ –10 độ C đến +30 độ C). Các sự thay đổi này dễ làm cho con người ta rơi vào các trạng thái stress, mà biểu hiện của nó có thể là mất trí nhớ tạm thời, rối loạn nhịp tim …thậm chí, khi bị giảm áp suất đột ngột, con người có thể bị rơi vào trạng thái hôn mê… Một ngày, có khi tiếp viên phải bay đến 6-7 tiếng, đi bộ hàng cây số trên những đôi giày cao gót, mà vẫn phải luôn tươi cười, niềm nở; Do làm việc ở trên cao và bị nhiễm phóng xạ thường xuyên nên tỷ lệ bị vô sinh, ung thư vú ở tiếp viên nữ và ung thư da ở tiếp viên nam là khá cao.

            Đó là chưa kể các tai nạn hàng không (thường là thảm khốc hơn các tại nạn đường bộ, đường sắt rất nhiều) luôn rình rập họ cùng phi hành đoàn và hành khách vào bất cứ lúc nào.

            Chắc chắn không ít người ngạc nhiên khi biết rằng, theo QĐ số 1629/LĐTBXH (Ngày 26 tháng 12 năm 1996) thì tiếp viên hàng không được xếp vào nghề lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm loại 5. 

            Điều kiện nghỉ ngơi giữa ca chưa hoàn chỉnh: Trong khoảng thời gian giữa 2 ca làm việc, kể cả buổi đêm, các tiếp viên phải nghỉ trong những căn phòng dành cho 5 người, phải ở chung phòng với những tiếp viên không bay cùng chuyến bay; Phòng ngủ không có rèm ngăn cách hoặc vách ngăn giữa các giường, không thường xuyên có nước nóng, điều hoà nhiệt độ không hoạt động không đều, trong phòng nghỉ đôi khi còn có chuột. Mỗi phòng chỉ có 1 phòng tắm dùng chung, không có rèm che hay vách ngăn giữa nhà vệ sinh và chỗ tắm vòi hoa sen; Bình nước nóng đặt ở khu vực chung cho tất cả các phòng; Không có nơi để tiếp viên có thể tự nấu nướng hoặc mua đồ ăn, không có đồ ăn do Vietnam airlines cung cấp…

            Dễ dàng bị sa thải khi hết tuổi bay: Tuổi phục vụ của tiếp viên hàng không được quy định là từ 18 đến 40 đối với nữ và 18 đến 45 đối với nam. Sau khi hết tuổi bay, theo quy định, các tiếp viên sẽ được bố trí vào các công việc khác phù hợp. Song, thực tế, số tiếp viên được sắp xếp công việc mới khi hết tuổi bay là rất ít. Chủ yếu họ phải tự thu xếp công việc cho mình hoặc nghỉ theo chế độ thôi việc. Chính vì vậy, nhiều tiếp viên còn đang trong tuổi bay, nhưng đã lo tìm công việc khác cho tương lai của mình.

            Hiện tại, tổng số tiếp viên của Vietnam airlines là trên 1.000 người. Mặc dù hàng năm, Vietnam airlines tuyển dụng khá nhiều tiếp viên mới, song số lượng vẫn không cung cấp đủ cho các chuyến bay. Nhiều tiếp viên đang trong thời gian thực tập vẫn phải đưa vào làm việc. Một trong những nguyên nhân là luôn có những tiếp viên hàng không bỏ việc vì không chịu được sức ép của nghề hoặc cảm thấy không thoả đáng với các chính sách đãi ngộ của Vietnam airlines.

            Thế mới biết, nghề tiếp viên hàng không vui, buồn là vậy. /.

  • Tags: