Vượt qua thách thức “Xanh hóa” là cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước và toàn cầu

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương Nguyễn Văn Hội, quá trình “Xanh hóa” trong chuỗi cung ứng có thuận lợi và thách thức đan xen. Nếu vượt qua được thách thức thì sẽ tận dụng được cơ hội trong phát triển bền vững và xanh hóa chuỗi cung ứng ngành dệt may, da giày, tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước cũng như toàn cầu.

Theo TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương, quá trình “Xanh hóa” chuỗi cung ứng dệt may, da giày có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen với nhau.

Tuy nhiên, nếu vượt qua được thách thức thì có thể coi là thuận lợi nhưng nếu có thuận lợi mà không nắm bắt được thì lại là thách thức.” - TS. Nguyễn Văn Hội nhấn mạnh.

Khung cảnh Tọa đàm
Khung cảnh Tọa đàm

Ở đây thì thuận lợi của chúng ta mà tương đối lớn, dễ nhìn thấy nhất là chúng ta không phải bây giờ mới chuẩn bị, mà trong suốt quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập các Hiệp định quốc tế song phương, đa phương, nhất là Hiệp định FTA thế hệ mới gần đây, chúng ta đã chuẩn bị tất cả các nội lực, khuyến khích doanh nghiệp, cơ chế chính sách đã ban hành, các lực lượng đã chuẩn bị sẵn.

Bên cạnh đó, tất cả các cam kết của chúng ta về tất cả các lĩnh vực, các FTA mới đều cam kết các vấn đề về môi trường, về lao động, về trách nhiệm xã hội, các vấn đề có lien quan chúng ta đã thpực hiện cam kết, vì vậy mà chúng ta hoàn toàn có sự chuẩn bị sẵn sàng, có những bước phát triển trong suốt quá trình vừa qua cho đến hiện nay.

Thứ hai là từ những quá trình phát triển của ngành dệt may, da giày trong suốt thời gian vừa qua, chúng ta thực sự đã xây dựng được thương hiệu quốc gia Việt Nam, thương hiệu về ngành dệt may, da giày về sản phẩm, thương hiệu dệt may, da giày không chỉ đảm bảo chất lượng, mẫu mã mà còn đảm bảo tất cả. Nhắc đến thương hiệu dệt may, da giày Việt Nam trong thị trường quốc tế đều đã nhận định là có sự phát triển bền vững và phát triển xanh trong quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia, chúng ta đã thực sự phát triển không chỉ mở rộng thị trường xuất khẩu, không chỉ gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà chúng ta thực sự đã xây dựng được thương hiệu đối với bạn bè quốc tế, đối với người tiêu dùng quốc tế là thương hiệu thực sự uy tín.

Thứ ba, đúng là trong bối cảnh còn rất nhiều thách thức thì thuận lợi của chúng ta là các doanh nghiệp tron ngành dệt may, da giày có nhiều điều kiện nâng cao giá trị sản phẩm và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Theo TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương, quá trình “Xanh hóa” chuỗi cung ứng dệt may, da giày có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen với nhau.
Theo TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương, quá trình “Xanh hóa” chuỗi cung ứng dệt may, da giày có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen với nhau.

Bên cạnh thuận lợi thì cũng có những thách thức, TS. Nguyễn Văn Hội cũng chỉ ra rằng, thách thức đầu tiên là chuỗi sản xuất của chúng ta gặp nhiều khó khăn trong vấn đề nguyên phụ liệu, chúng ta phải nhập khẩu, vẫn còn phụ thuộc vào các nguyên phụ liệu nhập khẩu, chúng ta tham gia vào nguyên phụ liệu sơ chế để xuất khẩu là rất tốt hay sản phẩm cuối cùng chúng ta cũng đã xây dựng tương đối tốt, tuy nhiên, đoạn giữa - hoàn thiện nguyên phụ liệu, hoàn thiện để cho sản xuất thì chúng ta gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa qua. Vì vậy, đây là một trong những thách thức rất cơ bản mà không chỉ mỗi doanh nghiệp và toàn ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt. Bởi vì trong yêu về xanh hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi phải xanh hóa trong toàn bộ quy trình, từ đầu vào đến đầu ra phải truy xuất, đây là điều kiện bắt buộc, vì vậy, nếu chúng ta tiếp tục phụ thuộc sâu vào chuỗi nguyên phụ liệu nhập khẩu thì chúng ta không để đảm bảo xanh hóa vì không thể truy xuất được nguồn gốc nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Thách thức thứ hai là những thách thức về cơ chế, chính sách chúng ta phải hoàn thiện, vừa qua thì chúng ta đã bắt đầu hoàn thiện cơ chế đối với nguồn năng lượng, năng lượng xanh, ví dụ như là cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp, cơ chế điện mặt trời áp mái vừa ban hành, thực sự là những cơ chế bắt đầu hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ ngành dệt may, da giày nói riêng đang có những bước phát triển xanh và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, các cơ chế đối với năng lượng, đặc biệt là năng lượng xanh, sử dụng năng lượng xanh tiết kiệm và hiệu quả trong thời gian tới vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành những cơ chế chính sách hiệu quả hơn nữa đối với các doanh nghiệp dệt may, da giày. Bên cạnh đó, thách thức về các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghệ, trong quá trình hội nhập, một trong những vấn đề mà chúng ta gặp phải là quá trình chuyển giao công nghệ cũng như nhập khẩu những công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến, công nghệ hiện đại, thì Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Như vậy, kể cả doanh nghiệp hiện nay có vốn, có mọi thứ nhưng tiếp cận những công nghệ nguồn, công nghệ sạch, công nghệ đảm bảo cho sản xuất vì vẫn còn khó khăn. Còn các công nghệ như công nghệ giảm thiểu nước thải, công nghệ tái chế, sử dụng các nguồn nguyên liệu thải ra thì cũng là một vấn đề thách thức cho ngành dệt may, da giày.

“Tuy nhiên, thách thức và cơ hội thì luôn đan xen với nhau, nếu vượt qua tất cả những thách thức thì sẽ tận dụng được cơ hội trong tiếp tục phát triển bền vững và xanh hóa chuỗi cung ứng ngành dệt may, da giày và tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước cũng như toàn cầu.” - TS. Nguyễn Văn Hội nhấn mạnh.