Xác định bốn định hướng ứng dụng công nghệ dài hạn ngành Dầu khí Việt Nam

Ngày 22/5/2018, tại Hội nghị khoa học do Viện Dầu khí Việt Nam tổ chức, góc nhìn đa chiều của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan tới thực trạng, cơ hội và thách t
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px} span.s1 {text-decoration: underline ; color: #e4af0a}

p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px} span.s1 {text-decoration: underline ; color: #e4af0a}

Hội nghị khoa học “Khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên dầu khí Việt Nam” (“More efficiency, toward sustainability”)

Đột phá khoa học công nghệ ngành Dầu khí Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị với chủ đề “Khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên dầu khí Việt Nam” (“More efficiency, toward sustainability”), TS. Nguyễn Anh Đức - Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) khẳng định, trải qua 40 năm hoạt động, VPI đã và đang hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng như ngành dầu khí Việt Nam tạo ra một tương lai đảm bảo năng lực cạnh tranh cao và bền vững bằng cách tối đa hóa hiệu quả sử dụng tài sản và nghiên cứu để tạo ra những đột phá lớn. Trong đó, tối đa hóa hiệu quả sử dụng tài sản bao gồm đánh giá đầy đủ tiềm năng dầu khí trong toàn bộ thềm lục địa và lãnh thổ, duy trì hoạt động an toàn, ổn định với rủi ro trong tầm kiểm soát, tối ưu chi phí vận hành và tăng cường/nâng cao thu hồi dầu.

Các đột phá về khoa học công nghệ đạt được không chỉ bao gồm tìm thấy và khai thác dầu trong đá móng nứt nẻ, nghiên cứu năng lượng thay thế bao gồm nhiên liệu sinh học và khí hydrat, lập và triển khai các dự án quy mô lớn và có vai trò thay đổi ngành dầu khí mà quan trọng không kém còn là áp dụng công nghệ số.

TS. Nguyễn Anh Đức - Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam nhận định việc áp dụng công nghệ số sẽ giúp ngành dầu khí có năng lực cạnh tranh bền vững trong tương lai

Theo ông Nguyễn Anh Đức, cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất đã thay thế cơ bắp con người bằng động cơ hơi nước còn cuộc cách mạng thứ tư đang thay thế bộ não con người bằng trí tuệ nhân tạo. Việc áp dụng công nghệ số được đánh giá chắc chắn sẽ giúp PVN có năng lực cạnh tranh bền vững trong tương lai.

Với cơ sở dữ liệu lớn về toàn bộ các hoạt động dầu khí tại Việt Nam, nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, có kỹ năng tốt và cơ sở hạ tầng hiện đại, đại diện VPI khẳng định sẽ giúp PVN thực hiện thành công việc chuyển đổi áp dụng công nghệ số thông qua xây dựng quy trình ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu và thiết lập hệ thống thu thập và xử lý số lượng lớn dữ liệu trong thời gian thực.


Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên dầu khí, hướng tới sự phát triển bền vững

Hội nghị “Khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên dầu khí Việt Nam” đã có sự thảo luận xoay quanh 4 định hướng ứng dụng công nghệ chính theo nghiên cứu của VPI tương ứng với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến và quản lý kinh tế trong ngành Dầu khí, bao gồm: Thăm dò dầu khí hiệu quả trong bối cảnh giá dầu thấp; Đẩy mạnh ứng dụng tăng cường thu hồi dầu (IOR/EOR) tại Việt Nam; Xử lý và chế biến khí giàu CO2 ở Việt Nam; Quản lý rủi ro trong bối cảnh ngành dầu khí nhiều biến động.

Đặc biệt, trong phiên toàn thể của Hội nghị với chủ đề “Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên dầu khí, hướng tới sự phát triển bền vững”, nhiều chuyên gia quốc tế đã tập trung phân tích các thách thức đối với lĩnh vực dầu khí đặc biệt là khâu thượng nguồn, dự báo xu hướng giá năng lượng đến năm 2040, từ đó đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác tái cơ cấu, tối ưu hóa danh mục đầu tư, xây dựng chiến lược cho toàn bể trầm tích, ứng dụng công nghệ mới… để giúp các công ty dầu khí tiết giảm chi phí và có thể cạnh tranh tốt hơn trong môi trường giá dầu thấp.

Trên cơ sở đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đưa ra một số định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để thực hiện thành công Chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, bên cạnh các định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của PVN trong thời gian tới.

TS. Nguyễn Quỳnh Lâm - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công nghệ PVN phát biểu tại Hội nghị

Trong phân ban tìm kiếm thăm dò dầu khí “Nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí trong bối cảnh giá dầu thấp”, các số liệu và phân tích đã được tổng hợp để đưa ra cái nhìn tổng thể nhất về cơ hội và định hướng tìm kiếm, thăm dò dầu khí trong giai đoạn sắp tới, đồng thời thể hiện các kết quả nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu về địa chất, địa vật lý, địa hóa... cũng như ứng dụng các công nghê mới phục vụ và nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí. Các chuyên gia cũng nhận định, kết quả ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến đã góp phần đáng kể làm tăng hiệu quả công tác tìm kiếm thăm dò và thẩm lượng các khu vực.

Trong bối cảnh ấy, công tác khai thác dầu khí cũng cần được nghiên cứu và đề ra định hướng cụ thể. VPI cho biết, sản lượng khai thác của Việt Nam trong thời gian qua giảm mạnh do các mỏ dầu khí chủ lực đã đưa vào khai thác trong thời gian dài, độ ngập nước ở một số giếng khai thác tăng cao, có hiện tượng tạo muối và paraffin trong lòng giếng… làm giảm khả năng khai thác của giếng. Để duy trì sản lượng khai thác, các chuyên gia trong và ngoài nước tham dự Phân ban “Đẩy mạnh ứng dụng IOR/EOR tại Việt Nam” đã tập trung thảo luận các giải pháp công nghệ mới trên thế giới nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu cho các mỏ tại Việt Nam.


Hội nghị Khoa học VPI 2018 thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đến từ các nhà cung cấp công nghệ, viện nghiên cứu hàng đầu

Sau một thời gian dài khai thác, các mỏ dầu lớn tại Việt Nam đã đi vào giai đoạn suy giảm sản lượng, cùng với đó là độ ngập nước tăng cao tại một số giếng khai thác, đồng thời xuất hiện các hiện tượng phức tạp như: sa lắng muối, hình thành paraffin hay xuất hiện cát trong lòng giếng, làm giảm khả năng khai thác của giếng. Việc nghiên cứu các giải pháp kiềm chế đà suy giảm sản lượng, cải thiện hiệu quả khai thác và gia tăng hệ số thu hồi dầu đối với các mỏ hiện có là nhiệm vụ cấp thiết đối với ngành Dầu khí.

Xác định rõ vai trò quan trọng của việc quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp dầu khí trong những biến động liên tục của thị trường về giá cả, cung cầu, công nghệ, địa chính trị và nhiều yếu tố khác, phân ban nội dung cuối cùng trong Hội nghị Khoa học VPI 2018 với chủ đề “Quản trị rủi ro trong môi trường dầu khí có nhiều biến động” đã tập trung trao đổi, thảo luận việc nhận diện các rủi ro hiện nay, xu hướng phát triển cũng như những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN, đồng thời đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu tác động tiêu cực của các rủi ro.

Cũng trong phân ban này, các mô hình, phương pháp tiếp cận, công nghệ tiên tiến trong quản trị rủi ro trên thế giới đã được đưa ra trao đổi, cùng với việc xem xét thực trạng quản trị rủi ro hiện nay của Việt Nam đang ở mức độ nào, khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới ra sao, từ đó thảo luận và gợi ý các bước đi để xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến tại PVN, đề ra các hướng nghiên cứu, tư vấn cơ bản của VPI trong lĩnh vực này, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược đã đặt ra.

Những định hướng nghiên cứu và phát triển dài hạn thảo luận tại Hội nghị được nhiều chuyên gia đánh giá cao về nội dung chuyên môn và tính thực tiễn, kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mà còn cho ngành Dầu khí trong việc tối đa hóa giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí Việt Nam.

Được thành lập ngày 22/5/1978 trên cơ sở Đoàn nghiên cứu Địa chất Dầu khí chuyên đề 36B thuộc Tổng cục Địa chất Việt Nam, Viện Dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay đã trở thành đơn vị nghiên cứu khoa học tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, về quy mô và tính tổng hợp đứng đầu khu vực Đông Nam Á, có khả năng triển khai nghiên cứu phát triển và cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ cho các lĩnh vực trong chuỗi công nghiệp dầu khí.

VPI đã triển khai các nghiên cứu điều tra cơ bản, làm sáng tỏ cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng và trữ lượng dầu khí của các bể trầm tích trên đất liền và thềm lục địa Việt Nam; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thăm dò khai thác dầu khí, xây dựng mô hình địa chất, mô phỏng khai thác vỉa dầu khí (đặc biệt với đối tượng móng granitoid chứa dầu), gia tăng hệ số thu hồi dầu, đánh giá, lựa chọn xúc tác, theo dõi và đánh giá ăn mòn, nâng cao hiệu quả các công trình/dự án dầu khí, ứng dụng nhiên liệu sinh học, dự báo tràn dầu và đánh giá tác động môi trường, giải quyết, tư vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và quản lý dầu khí...

Các nghiên cứu, điều tra cơ bản của VPI trong 40 năm qua đã và đang được các cơ quan Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sử dụng làm luận cứ khoa học, hoạch định chính sách, chiến lược, định hướng phát triển, góp phần vào sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành Dầu khí Việt Nam.