Xác định khâu đột phá trong khai thác không gian biển

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa có ý kiến về việc lập các hợp phần tích hợp vào Quy hoạch không gian biển quốc gia.

 

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Y tế khẩn trương xây dựng và hoàn thành các hợp phần quy hoạch và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, tích hợp vào Quy hoạch không gian biển quốc gia như được giao tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24/7/2020 của Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Trong quá trình xây dựng, hoàn thành hợp phần quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách, các Bộ nêu trên gửi các thông tin, dữ liệu và các nội dung quy hoạch của quy hoạch ngành quốc gia trong phạm vi không gian biển để Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng thời triển khai xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia theo đúng tiến độ theo quy định.

Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia (theo Điều 23 Luật quy hoạch)

a) Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng không gian của các hoạt động trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;

b) Xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực khuyến khích phát triển, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái trong vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;

c) Dự báo xu thế biến động của tài nguyên và môi trường, các tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên và môi trường; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và yêu cầu bảo vệ môi trường trong vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thời kỳ quy hoạch;

d) Dự báo bối cảnh và các kịch bản phát triển; đánh giá các cơ hội và thách thức cho các hoạt động sử dụng không gian biển;

đ) Xác định các quan điểm và mục tiêu phát triển;

e) Định hướng bố trí sử dụng không gian các hoạt động trong vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;

g) Phân vùng sử dụng vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;

h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch;

i) Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện.

Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia tại khoản 2 Điều này; quy định việc tích hợp quy hoạch vào quy hoạch không gian biển quốc gia.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia (theo Điều 21, Nghị định 37/2019/NĐ-CP)

Dự báo bối cảnh và các kịch bản phát triển; đánh giá các cơ hội và thách thức cho hoạt động sử dụng không gian biển:

a) Dự báo xu thế phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, quan hệ quốc tế trên thế giới và khu vực tác động tới các hoạt động sử dụng không gian biển;

b) Dự báo các kịch bản phát triển liên quan đến khai thác, sử dụng không gian biển;

c) Phân tích, đánh giá lợi thế cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với quốc gia trong việc khai thác, sử dụng không gian biển.

Quan điểm và mục tiêu phát triển:

a) Xây dựng quan điểm sử dụng không gian biển, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển, bảo vệ môi trường vùng bờ;

b) Xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể về sử dụng không gian biển và khai thác, sử dụng tài nguyên trong phạm vi không gian biển trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm;

c) Xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá trong việc khai thác, sử dụng không gian biển cho các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường trong thời kỳ quy hoạch.

Quy hoach yêu cầu Sắp xếp và tổ chức không gian nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản trong phạm vi không gian biển
Quy hoach yêu cầu sắp xếp và tổ chức không gian nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản trong phạm vi không gian biển

Định hướng sử dụng không gian

a) Xác định các xung đột giữa các ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc sử dụng không gian biển;

b) Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội trong phạm vi không gian biển;

c) Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển hệ thống đô thị và nông thôn trên vùng đất ven biển và trên các đảo;

d) Sắp xếp và tổ chức không gian bảo tồn di sản văn hóa và phát triển các khu du lịch, thể thao trong phạm vi không gian biển;

đ) Sắp xếp và tổ chức không gian nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản trong phạm vi không gian biển;

e) Định hướng tổ chức không gian khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản trong phạm vi không gian biển;

g) Định hướng bảo vệ môi trường, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi không gian biển.

Phân vùng sử dụng

a) Xác định các khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình trên biển;

b) Xác định các vùng dễ bị tổn thương thuộc phạm vi không gian biển và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ;

c) Phân vùng sử dụng không gian biển và phân loại các vùng khai thác, sử dụng tài nguyên thuộc phạm vi không gian biển;

d) Phân vùng sử dụng vùng đất ven biển, các đảo và quần đảo.

Bắc Sơn