Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả sang Trung Đông
giai đoạn 2009-2013
Mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường trong khu vực Trung Đông. Trong đó, Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Cô-oét, Gioóc-đa-ny là những thị trường nhập khẩu nhiều nhất. Tính chung cho 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả sang Ả-rập Xê-út đạt 8,5 triệu USD (tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2012), UAE đạt 4,3 triệu USD (tăng 8,1%), Cô-oét đạt 1,8 triệu USD (tăng 59,2%). Đặc biệt, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 9 tháng 2013 vượt cả kim ngạch năm 2012 như Ả-rập Xê-út, Cô-oét, Y-ê-men, Ba-ranh, Li-băng, I-ran. Trong số đó Ba-ranh và I-ran là thị trường có tốc độ tăng cao nhất trong khu vực tương ứng với 270,9% và 129,1% so với cùng kỳ. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ và Ô-man cũng đã bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam.Bảng: Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Đông
9 tháng đầu năm 2013
Stt
Tên nước
Kim ngạch
2012
(USD)
Kim ngạch
9T 2013
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
9T 2012
(USD)
Tăng/giảm 9T 2013/2012
(%)
1
Ả-rập Xê-út
7.078.294
8.555.977
45,3
6.401.159
33,7
2
Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)
5.635.504
4.260.119
22,6
3.940.808
8,1
3
Cô-oét
1.435.338
1.834.112
9,7
1.151.776
59,2
4
Gioóc-đa-ny
1.239.919
1.092.418
5,8
1.239.919
-11,9
5
Y-ê-men
460.356
570.778
3,0
460.356
24,0
6
Ca-ta
550.904
507.074
2,7
345.835
46,6
7
Ba-ranh
249.162
447.154
2,4
120.561
270,9
8
Xy-ri
~
382.077
2,0
~
~
9
Li-băng
167.844
305.986
1,6
167.844
82,3
10
It-xra-en
313.554
297.595
1,6
313.554
-5,1
11
I-ran
126.547
289.870
1,5
126.547
129,1
12
Thổ Nhĩ Kỳ
~
287.176
1,5
~
~
13
Ô-man
~
38.822
0,2
~
~
Tổng cộng
17.257.423
18.869.158
14.268.360
32,2
Nguồn Tổng cục Hải quan
Hoạt động trao đổi thương mại tại khu vực Trung Đông khá nhộn nhịp thời gian gần đây, đặc biệt là các nước thuộc khối các quốc gia hợp tác vùng Vịnh -GCC. Trong đó, Ả rập Xê út và Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) vẫn là những thị trường chính nhập khẩu nhiều mặt hàng là sản phẩm từ nông nghiệp (trong đó có rau quả) để phục vụ cho tiêu dùng trong nước. Trong khu vực, UAE là thị trường lớn, trung tâm mua sắm và thị trường trung chuyển hàng hóa lớn nhất trong khu vực. Do điều kiện tự nhiên khu vực không thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp nên nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng rau tươi và hoa quả tại khu vực ngày càng tăng nhanh. Đặc biệt nhu cầu về các loại sản phẩm trái cây tươi nhiệt đới, hoa quả sấy khô ngày càng được ưa chuộng tại khu vực thị trường này.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Đông tăng trưởng mạnh thời gian qua là tín hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới. Kết quả này góp phần vào sự tăng trưởng chung hoạt động xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam những năm gần đây. Nhiều khả năng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong năm nay sẽ cán mốc 1 tỷ USD. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tích cực tham dự các hội chợ, triển lãm trong khu vực để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả sang khu vực Trung Đông.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang Trung Đông trong tháng 9 năm 2013 đạt 18,8 triệu USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ 2012 và cao hơn tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang khu vực cả năm 2012. Với tình hình thị trường xuất khẩu như hiện nay, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước Trung Đông ước đạt 25,2 triệu USD cho cả năm 2013 (ước tăng 45,8% so với năm 2012).
Mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường trong khu vực Trung Đông. Trong đó, Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Cô-oét, Gioóc-đa-ny là những thị trường nhập khẩu nhiều nhất. Tính chung cho 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả sang Ả-rập Xê-út đạt 8,5 triệu USD (tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2012), UAE đạt 4,3 triệu USD (tăng 8,1%), Cô-oét đạt 1,8 triệu USD (tăng 59,2%). Đặc biệt, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 9 tháng 2013 vượt cả kim ngạch năm 2012 như Ả-rập Xê-út, Cô-oét, Y-ê-men, Ba-ranh, Li-băng, I-ran. Trong số đó Ba-ranh và I-ran là thị trường có tốc độ tăng cao nhất trong khu vực tương ứng với 270,9% và 129,1% so với cùng kỳ. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ và Ô-man cũng đã bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam.Bảng: Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Đông
9 tháng đầu năm 2013
Stt
Tên nước
Kim ngạch
2012
(USD)
Kim ngạch
9T 2013
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
9T 2012
(USD)
Tăng/giảm 9T 2013/2012
(%)
1
Ả-rập Xê-út
7.078.294
8.555.977
45,3
6.401.159
33,7
2
Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)
5.635.504
4.260.119
22,6
3.940.808
8,1
3
Cô-oét
1.435.338
1.834.112
9,7
1.151.776
59,2
4
Gioóc-đa-ny
1.239.919
1.092.418
5,8
1.239.919
-11,9
5
Y-ê-men
460.356
570.778
3,0
460.356
24,0
6
Ca-ta
550.904
507.074
2,7
345.835
46,6
7
Ba-ranh
249.162
447.154
2,4
120.561
270,9
8
Xy-ri
~
382.077
2,0
~
~
9
Li-băng
167.844
305.986
1,6
167.844
82,3
10
It-xra-en
313.554
297.595
1,6
313.554
-5,1
11
I-ran
126.547
289.870
1,5
126.547
129,1
12
Thổ Nhĩ Kỳ
~
287.176
1,5
~
~
13
Ô-man
~
38.822
0,2
~
~
Tổng cộng
17.257.423
18.869.158
14.268.360
32,2
Nguồn Tổng cục Hải quan
Hoạt động trao đổi thương mại tại khu vực Trung Đông khá nhộn nhịp thời gian gần đây, đặc biệt là các nước thuộc khối các quốc gia hợp tác vùng Vịnh -GCC. Trong đó, Ả rập Xê út và Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) vẫn là những thị trường chính nhập khẩu nhiều mặt hàng là sản phẩm từ nông nghiệp (trong đó có rau quả) để phục vụ cho tiêu dùng trong nước. Trong khu vực, UAE là thị trường lớn, trung tâm mua sắm và thị trường trung chuyển hàng hóa lớn nhất trong khu vực. Do điều kiện tự nhiên khu vực không thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp nên nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng rau tươi và hoa quả tại khu vực ngày càng tăng nhanh. Đặc biệt nhu cầu về các loại sản phẩm trái cây tươi nhiệt đới, hoa quả sấy khô ngày càng được ưa chuộng tại khu vực thị trường này.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Đông tăng trưởng mạnh thời gian qua là tín hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới. Kết quả này góp phần vào sự tăng trưởng chung hoạt động xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam những năm gần đây. Nhiều khả năng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong năm nay sẽ cán mốc 1 tỷ USD. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tích cực tham dự các hội chợ, triển lãm trong khu vực để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả sang khu vực Trung Đông.