Nhọc nhằn nghề cạo mủ cao su

Trời chập tối,khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những người thợ cạo mủ cao su lục tục chuẩn bị cho công việc của mình. Dễ dàng nhận ra đặc điểm của những phụ nữ làm nghề này là đôi mắt quầng đen vì

Hành trang của họ ngoài con dao cạo, đèn pin, xô dựng mủ, xuất ăn đêm ,còn có vài cây nhang muỗi. Vì rừng cao su về đêm rất nhiều muỗi,những chú muỗi chỉ chực chờ chích vào mặt, vào tay của thợ cạo mủ, nhất là vào những ngày mưa, Do đó, ngoài dao cạo, chiếc đèn pin gắn trên trán, đôi ủng (mang để không bị rắn rết cắn) thì những cây nhan trừ muỗi luôn là vật bất ly thân của nghề này. Nghề cạo mủ cao su  không cần trình độ, được cầm tay chỉ việc vài lần là có thể làm được,  nhưng nếu  không chịu khó thì rất dễ bỏ cuộc. Người dân thường gọi đùa nghề cạo cao su là nghề “ngủ ngày thức đêm”. Hàng ngày, người cạo mủ cao su phải bắt đầu công việc từ 7 giờ tối và kết thúc tầm 4 giờ sáng cho nên các chị em thường đi ngủ sớm, đến chập tối thì dậy đi làm vì lúc này cao su bắt đầu ra mủ.

Cạo mủ cao su22h đêm,rừng cao su bạt ngàn bỗng bừng sáng ánh đèn pin. Giữa ánh sáng lúc tỏ lúc mờ, các chị em bắt đầu dùng dao rạch 1 đường dài quanh thân cao su để cho mủ chảy vào chén gỗ gắn trên cây; cứ thế lần lượt hết cây này sang cây kia, hàng này qua hàng nọ. Sau khi rạch mủ xong các chị em nghỉ ăn khuya khoảng 2 giờ rồi quay lại thu gom thành phẩm . Kết thúc một ngày làm việc  thường là 4 -5 giờ sáng.
Cứ vậy  bắt đầu từ tháng 4 năm trước đến tháng Giêng năm sau, chỉ đến khi cao su rụng lá thì họ mới nghỉ ngơi và kiếm việc làm khác để chờ vụ tới. Mặc dù vất vả nhưng bù lại, tiền công cũng khá. Thợ lành nghề có thể cạo được 250 cây cao su một giờ.Mỗi tháng, người nào chăm chỉ có thể kiếm từ 10 đến 12 triệu đồng. Nữ làm cái nghề này khó  lập gia đình được. Thành ra, thu nhập khá nhưng ít người theo lâu  với nghề .|                           
HUY TƯỞNG