Theo đó, ban hành Danh mục 16 ngành, lĩnh vực bắt buộc khai báo cơ sở dữ liệu môi trường, đơn cử như:
- Nhiệt điện;
- Thủy điện (công suất từ 20 MW trở lên);
- Khai thác dầu khí;
- Lọc, hóa dầu;
- Sản xuất hóa chất, chất tẩy rửa (quy mô từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên);
- Sản xuất phân hóa học (quy mô từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên);
- Sản xuất pin, ắc quy (công suất từ 300.000 KWh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên);
- Sản xuất bột giấy (quy mô từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên);…
Xem chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 42/2020/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 01/4/2021).
Việc phân quyền sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường thực hiện như sau:
1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp được sử dụng toàn bộ các dữ liệu, thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường;
2. Sở Công Thương được sử dụng các dữ liệu, thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường do các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý khai báo;
3. Tập đoàn, Tổng công ty được sử dụng các dữ liệu, thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường do các doanh nghiệp thành viên khai báo;
4. Doanh nghiệp được sử dụng các dữ liệu, thông tin cơ sở dữ liệu môi trường do chính mình khai báo;
5. Các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này được sử dụng dữ liệu môi trường trong phạm vi do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp quyết định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2021 và thay thế Thông tư số 22/2013/TT-BCT ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định việc khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương.
Bãi bỏ khoản 1 Điều 14 Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành.