Trong 43 nhóm hàng chủ yếu được tái xuất, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng có kim ngạch lớn nhất đạt 605 triệu USD.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch lớn thứ 2 với 564,5 triệu USD.
Đáng chú ý, mặt hàng hạt điều cũng có kim ngạch lớn lên tới 127,3 triệu USD.
Ngoài ra còn 4 nhóm hàng khác có kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên gồm: xăng dầu; điện thoại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; thủy sản.
Theo quy định tại Thông tư 09/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương, từ 1/1/2021, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, nếu nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền thì việc nhập khẩu hoặc tái xuất đó chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP.
Về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, cập nhật từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch đạt 233,95 tỷ USD, tăng 32,4%, tương ứng tăng 57,26 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 163,49 tỷ USD, tăng 37% (tương ứng tăng tới 44,17 tỷ USD).
Trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 70,46 tỷ USD, tăng 22,8% (tương ứng tăng 13,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/5, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 353 triệu USD.