Trong đó giai đoạn đến 2015 là 125 triệu USD, bao gồm vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ của nhà nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn khác.
Mục tiêu là phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử phù hợp với Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để đến năm 2015, ngành này đạt giá trị sản xuất khoảng 3.100 tỷ đồng và giá trị xuất khẩu từ 18-20 triệu USD; đến năm 2025, đạt mức tương ứng 8.200 tỷ đồng và 60-65 triệu USD.
Các sản phẩm chủ lực được ngành tập trung sản xuất là máy công cụ CNC (đáp ứng 20%); thiết bị cơ điện tử phục vụ xây dựng và giao thông vận tải (đáp ứng 30%), phục vụ chế biến nông sản (đáp ứng 75%), phục vụ trong y tế (đáp ứng 16%), phục vụ an ninh quốc phòng; hàng tiêu dùng cơ điện tử (đáp ứng 75%).
Quy hoạch ưu tiên đầu tư sản xuất sản phẩm cơ điện tử sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường và tiêu tốn ít tài nguyên vật liệu để tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Dự án sản xuất sản phẩm cơ điện tử sử dụng vốn nhà nước được xem xét, áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu trong nước theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc thực hiện các dự án sản xuất sản phẩm cơ điện tử thuộc ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; tập trung đầu tư chiều sâu, trang thiết bị.
Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp trong nước chế tạo sản phẩm cơ điện tử được hỗ trợ từ nguồn vốn của Qũy hỗ trợ phát triển khoa học-công nghệ quốc gia đối với các chi phí chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực.
Trong thời gian tới, cần xây dựng, nâng cấp một số cơ sở nghiên cứu đầu đàn, các phòng thí nghiệm trọng điểm đủ năng lực tư vấn, thiết kế chuyên sâu về cơ điện tử và chuyển giao cho các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, cần ưu tiên nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm phục vụ trực tiếp các dự án đầu tư sản phẩm cơ điện tử trọng điểm.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu các Hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực cơ điện tử tăng cường vai trò và củng cố quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, trao đổi thông tin về thị trường, công nghệ và đầu tư, từ đó tạo sự thống nhất từ nhận thức, lý luận đến thực tiễn.
Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ xem xét và chỉ đạo các Bộ ngành có liên quan bổ sung các dự án sản xuất sản phẩm cơ điện tử và các sản phẩm cơ điện tử là đối tượng điều chỉnh của Quy hoạch này vào Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm để được hưởng các chính sách ưu đãi về cơ chế hỗ trợ phát triển các sản phẩm cơ khí trọng điểm và các chính sách ưu đãi có liên quan./.
259 triệu USD phát triển công nghiệp cơ điện tử
TCCT
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, khoảng 259 triệu USD là số vốn đầu tư để thực hiện quy hoạ