5 chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với ngành Công Thương

Ngày 31/12/2015, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Theo đó, Thủ t

Trước hết, ngành Công Thương cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh hơn nữa, bền vững hơn nữa. Ngành phải rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tốt. Trong quá trình xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách… phải sâu sát, lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất, để xây dựng.

Hai là, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ; phát triển công nghiệp phụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ. Ngành phải tận dụng tối đa các cơ hội, lợi thế từ thành quả hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế mang lại; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Những gì còn vướng, còn khó khăn cho hoạt động xuất khẩu phải triệt để tập trung tháo gỡ. Đi liền với đó là kiểm soát tốt nhập siêu, xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.

Ba là, phải tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường trong nước. Triển khai sâu rộng hơn nữa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đi liền với phát triển hệ thống thương mại, nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả, hàng nhái.

Bốn là, cần quan tâm thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh ở từng lĩnh vực, trong đó đặc biệt quan tâm tới tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, năng lực quản trị của doanh nghiệp nhà nước.

Năm là, tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khăn khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận để doanh nghiệp, người dân thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.