Theo đó, Đề án đề ra 7 nội dung cải cách bao gồm:
- Cải cách 1: Giao cơ quan hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Cải cách 2: Áp dụng đồng bộ 3 phương thức kiểm tra (kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm) cho cả lĩnh vực kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP nhằm cắt giảm số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra.
- Cải cách 3: Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Cải cách 4: Thực hiện kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra.
- Cải cách 5: Áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước, nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp.
- Cải cách 6: Bổ sung đối tượng được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.
- Cải cách 7: Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để triển khai mô hình mới.
Đề án nêu rõ, hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo mô hình mới được thực hiện tại bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc cơ quan hải quan theo lựa chọn của tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp thực hiện tại cơ quan hải quan, cơ quan hải quan giải quyết đồng thời thủ tục hải quan và thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Theo mô hình mới, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện theo 03 phương thức: Kiểm tra chặt; kiểm tra thông thường; kiểm tra giảm.