Thời gian qua, lượng dầu tinh luyện nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia tăng mạnh do mức thuế nhập khẩu giữa dầu thô và dầu tinh luyện khác nhau không đáng kể, mức thuế nhập khẩu dầu thô là 2,5%, dầu tinh luyện 7,5%.
Các nhà chế biến dầu thực vật cho rằng với mức thuế trên, các nhà nhập khẩu thường nhập khẩu dầu tinh luyện chứ không nhập dầu thô về chế biến, điều đó gây thiệt hại cho các nhà máy chế biến dầu thực vật trong nước. Họ cho rằng, mức thuế nhập khẩu chênh lệch giữa 2 loại dầu này tối thiểu 10% mới đảm bảo lơị nhuận cho các nhà máy.
Theo Hiệp hội các nhà Chiết xuất Dầu thực vật, lượng dầu cọ nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia trong 7 tháng qua đạt 1,25 triệu tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2012.
Lượng dầu tinh luyện nhập khẩu trong tháng 5 đạt mức kỷ lục 373.837 tấn, trong đó dầu cọ tinh luyện chiếm 42%, tăng đột biến so với mức trung bình 12-16%.
Tại Indonesia, thuế xuất khẩu đối với dầu thô là 10,5%, nhưng mức thuế với dầu tinh luyên chỉ là 4%, tăng nhẹ từ mức 3% trong tháng 6. Thuế xuất khẩu dầu thô của Malaysia là 4,5%, họ không áp thuế xuất khẩu đối với dầu oliu.
Hiện tại, giá dầu oliu tại Ấn Độ khoảng 54.500 Rupi (908 USD)/ tấn.
Trong mùa vụ vừa qua, kết thúc vào ngày 31/10/2012, lượng dầu thực vật nhập khẩu vào Ấn Độ đạt mức kỷ lục 10 triệu tấn.