Trong khi Ấn Độ đã từng không sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, tự vệ và chống trợ cấp (các rào cản thương mại tạm thời) trong thời kỳ trước năm 1992, thì sau này, Ấn Độ lại trở thành nước sử dụng phổ biến các công cụ này trong WTO. Sử dụng dữ liệu chi tiết ở cấp độ sản phẩm từ Cơ sở dữ liệu các rào cản thương mại tạm thời của Ngân hàng thế giới giai đoạn 1992-2009, trước tiên chúng tôi nghiên cứu việc sử dụng các rào cản thương mại tạm thời của Ấn Độ qua các thời kỳ, qua các hàng hóa, khu vực kinh tế và các nước bị áp dụng, và sau đó đưa ra những sự thay đổi trong các mô hình trước mà có thể xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu giải đoạn 2008-2009. Chúng tôi nhận ra rằng số lượng các sản phẩm bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá đã tăng lên trong thời kỳ từ 1992-2009. Thêm vào đó, tỷ lệ phần trăm các dòng thuế bị ảnh hưởng bởi biện pháp chống bán phá giá đã tăng lên trong suốt thời kỷ khủng hoảng toàn cầu gần đây, từ mức 1.82% trong năm 2007 lên mức 4.03% vào năm 2009, và bằng chứng cho thấy sự gia tăng này cao hơn mức có thể dự đoán thông qua việc quan sát xu hướng thời kỳ tiền khủng hoảng. Chúng tôi cũng thấy một sự thay đổi trong chính sách chống bán phá giá của Ấn Độ đối với Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác trong những năm gần đây. Hơn thế nữa, một góc nhìn khác đối với sự phát triển của cơ chế bảo hộ chống bán phá giá của Ấn Độ giai đoạn 2008-2009 đó là thông qua thất bại trong việc loại bỏ các chính sách vốn đã được áp dụng trước thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và được cho là chấm dứt trong cuộc khủng hoảng theo giới hạn của “Rà soát hoàng hôn” 5 năm. Có sự gia tăng trong việc Ấn Độ tiến hành các cuộc điều tra tự vệ toàn cầu, cũng như là riêng đối với Trung Quốc trong thời kỷ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình tự do hóa thuế quan vẫn được tiếp tục trong thời kỳ này, và có khả năng là việc Ấn Độ sử dụng các rào cản thương mại tạm thời có thể giúp nước này dịch chuyển theo hướng đó.
Tải tài liệu tại đây.