Anphret Nôben, thiên tài cô đơn

“Tôi không có được một gia đình làm nơi thả neo, không có bạn để yêu thương, cũng không có kẻ thù để căm ghét”, An phret Nôben đã nói về mình như vậy. Và quả thực, chúng ta không chỉ biết đến một Nô

Có nhà tâm lý học đã giải thích việc nhà bác học lỗi lạc, nhà tỷ phú Nôben tỏ ra rất khó tìm kiếm bạn đời là bởi vì ông quá… yêu quý mẹ mình. Tình cảm đặc biệt ấy đã khiến ông thấy trên đời không có người phụ nữ nào đáng yêu nữa. Các nhà nghiên cứu tiểu sử thì lại cho rằng, đó là do hậu quả “cú sốc” của mối tình đầu thơ mộng với người con gái đoản mệnh. Người ta cho rằng vì quá đau khổ, Nôben đã tự hứa với lòng mình rằng sẽ không bao giờ mường tượng tới một mối tình nào nữa cả.

Thực tế chưa hẳn vậy.

Bấy giờ ở tuổi 43, với chiều cao dưới mức trung bình, chòm râu màu sẫm, khuôn mặt tinh tế, Nôben quả là một người có văn hoá, thông minh, nhã nhặn, tuy tính tình có hơi lập dị. Với phát minh ra chất nổ và kíp nổ, ông  cho thành lập một loạt các nhà máy mang tên mình ở hầu hết các nước như: Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Pháp, Italia, áo, Hungari, Tây Ban Nha, Mỹ… Nôben nghiễm nhiên trở thành một trong những người giầu có nhất thế giới thế kỷ XIX. Tuy vậy, nỗi sầu u uẩn vẫn chất chứa trong cặp mắt thông minh của ông. Đã ngoại tứ tuần rồi mà ông vẫn sống cô lập, chưa có một người phụ nữ nào bên cạnh.

Năm 1876, trong dịp đi nghỉ hè ở biển Bađen (nước áo), Nôben đã gặp và làm quen với Xôphia Giec, một thiếu nữ Do Thái bán hàng hoa mới hai mươi tuổi. Ngay lập tức, cuộc gặp gỡ đã đem lại cho nhà khoa học một ngọn lửa sưởi ấm trái tim bao năm băng giá. Hai năm sau, Xôphia được Nôben thuê cho một biệt thự có đủ người phục vụ ở ngay giữa thủ đô Pari hoa lệ. Từ ấy cho đến ngày nhắm mắt, ông vẫn thường ghé qua Pari với bạn tình.

Nhưng Xôphia là một người đàn bà nổi tiếng đỏng đảnh, thích ăn diện và kém văn hoá. Nôben đủ tỉnh táo nhận ra rằng, nàng không phải là người đàn bà đem lại hạnh phúc và sự thư thái cho tâm hồn mình. Một năm trước khi Nôben rời Pháp sang sống ở Italia, ông yêu cầu Xôphia, khi đó đã 33 tuổi, phải đi lấy chồng.

Những năm tháng cuối đời, Nôben nhận thấy rất rõ sự cô đơn trống trải của mình, và ông linh cảm thấy cái chết đang gần tới. Trong một bức thư, ông như nhìn thấy một cách chính xác cái ngày buồn bã đó: “Tôi sẽ thở hơi cuối cùng giữa những người làm thuê và không có người nào yêu tôi ở bên cạnh”. Thực tế diễn ra đúng như vậy, tháng 10/ 1896, Nôben bị xuất huyết não. Trong ba ngày liền, ông chỉ nói được độc nhất tiếng mẹ đẻ là tiếng Thụy Điển, khiến những người phục vụ không hiểu gì. Ngày 10 tháng Chạp năm 1896, khi người hầu phòng vào thì thấy ông đã chết.

Nôben qua đời, theo di chúc của ông, Xôphia được thừa kế trị giá mỗi năm là 6000 phloring (tương đương với 500.000 cua ron Thụy Điển hiện nay). ý thức được rằng tài sản khổng lồ sẽ tạo nên những “kẻ lười biếng”,  nên Nôben quyết định chỉ dành một phần rất nhỏ cho bạn bè và người thân, toàn bộ số tài sản còn lại, ông yêu cầu cho quy đổi thành tiền mặt gửi ngân hàng. Số lãi từ tài khoản kếch sù này hàng năm sẽ được trao tặng cho những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại. Và đó cũng chính là nguồn gốc của giải thưởng tầm cỡ và uy tín nhất thế giới: Giải thưởng mang tên nhà bác học lỗi lạc Nôben, thiên tài cô đơn.

  • Tags: