Cổng thông tin điện tử FTAP có gì?

Cổng thông tin điện tử về Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam - FTAP tại địa chỉ truy cập https://fta.gov.vn do Bộ Công Thương xây dựng nhằm cung cấp các thông tin, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đối tác FTAs cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
cổng thông tin điện tử FTAP
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang các thị trường FTAs

FTAP cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh cho cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đối với cam kết của tất cả các FTAs mà Việt Nam tham gia. Cụ thể:

Cổng thông tin điện tử FTAP tại mục Tin tức

Mục này có 3 phân mục nhánh, gồm:

- Tin tức, với các thông tin chủ yếu về tinh hình doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội từ các FTAs như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP…

- Cập nhật chính sách: Thông tin đến doanh nghiệp các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện như Biểu thuế xuất nhập khẩu, phân bổ hạn ngạch thuế quan, quy định về quy tắc xuất xứ, hướng dẫn về điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ song phương… trong các FTAs.

- Sự kiện - Hội nghị: Đúng như tên gọi, Cổng thông tin điện tử FTAP tại phân mục này thông báo các sự kiện về các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, diễn đàn, phiên họp (của một hội đồng nào đó) … sắp diễn ra, liên quan đến việc thực hiện, kế hoạch thực hiện, các ưu tiên thực hiện các FTAs.

Cổng thông tin điện tử FTAP tại mục Hiệp định

Cổng thông tin điện tử FTAP tập hợp tất cả các Hiệp định thương mại của Việt Nam, gồm:

EVFTA - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu

CPTPP - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

UKVFTA - Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland

RCEP - Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

WTO - Hiệp định WTO

VCFTA - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile

VKFTA - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc

VN – EAEU FTA - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu

VJEPA - Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

ATIGA - Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

AIFTA - Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ

AKFTA - Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc

AHKFTA - Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông (Trung Quốc)

AJCEP - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện

ACFTA - Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc

AANZFTA - Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand

VIFTA - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Israel.

Doanh nghiệp có thể trỏ vào bất cứ hiệp định nào cũng có đầy đủ các trường thông tin sau: Văn bản hiệp định, Hội đồng và ủy ban, Kế hoạch thực hiện, Ấn phẩm, Văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó là các tin tức cập nhật và các bài viết hỗ trợ doanh nghiệp đối với từng hiệp định được lựa chọn.

cổng thông tin điện tử FTAP

Một poster thông báo Hội thảo Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản về kế hoạch tận dụng ưu đãi của các FTA thế hệ mới tại Thành phố Cần Thơ trên cổng FTAP

Cổng thông tin điện tử FTAP tại mục Hỗ trợ doanh nghiệp

Cổng thông tin điện tử FTAP tại Mục này có 4 phân mục nhanh, gồm:

Đào tạo trực tuyến

Chủ yếu là các video về Khóa tập huấn về các cam kết về Thương mại Dịch vụ và Đầu tư trong các FTAs, gồm video nhằm hướng dẫn các nội dung cam kết và video trả lời câu hỏi có liên quan do chuyên gia thực hiện. Có thể kể một số video điển hình:

-Cấu trúc, Cách đọc hiểu và Tra cứu cam kết Mở cửa thị trường Dịch vụ - Đầu tư trong Hiệp định EVFTA;

- UKVFTA: Những điều cần biết khi nhập khẩu từ UK vào Việt Nam;

- Chuỗi video ngắn giúp bạn nhanh chóng tìm hiểu Hiệp định CPTPP;

Tiếp cận thị trường Mexico một cách hiệu quả;

Tiếp cận thị trường Canada một cách hiệu quả.

v.v…

Câu chuyện thực tế

Gồm các bài viết cụ thể về các doanh nghiệp Việt Nam khai thác hiệp định FTA cụ thể, với đường đi nước bước và kinh nghiệm cụ thể. Ví dụ như: Câu chuyện Công ty TNHH Tứ Hải tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP; Câu chuyện Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA…

Ấn phẩm-Tài liệu

Chủ yếu là các Báo cáo xuất khẩu vào một thị trường của một ngành hàng cụ thể và các Ấn phẩm mang tinh hướng dẫn thực thi. Ví dụ như ấn phẩm Sổ tay Tìm hiểu thị trường mua sắm công Việt Nam qua lăng kính CPTPP.

Thông tin thị trường

Tập hợp tất cả các thị trường cùng Việt Nam tham gia các FTA. Mỗi thị trường có: Thông tin chung, Thủ tục xuất nhập khẩu, Biện pháp phi thuế quan, Quy định khác.

Một ví dụ về thị trường Úc tại mục  Thủ tục xuất nhập khẩu:

Các bước cần làm trước khi nhập khẩu hàng hoá vào Úc

Bước 1: Đảm bảo nắm được các luật và qui định nhập khẩu

Chính phủ Úc có một số luật các doanh nghiệp phải tuân thủ khi nhập khẩu hàng hoá vào Úc.

Một số qui định chung về nhập khẩu có thể tham khảo trên trang web của Cơ quan Di trú và Biên phòng tại:

http://www.border.gov.au/Busi/cargo-support-trade-and-goods/importing-goods

Các qui định về nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm có thể tham khảo trên trang web của Bộ Nông nghiệp tại:

http://www.agriculture.gov.au/import/before/how-to-import

Bước 2: Kiểm tra hàng hoá có cần phải xin giấy phép nhập khẩu

Thông thường, doanh nghiệp và cá nhân nhập khẩu hàng hoá vào Úc không cần giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng nhất định, doanh nghiệp cần xin giấy phép.

Một số loại hàng hoá bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, nhưng chủ yếu là các mặt hàng như hoá chất nguy hiểm, dược phẩm, ma tuý, một số loại thực phẩm nhất định, vũ khí, thuốc lá, và một số loại vật liệu sinh học. Danh sách các mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu xem tại đây:

http://www.border.gov.au/Busi/cargo-support-trade-and-goods/importing-goods/prohibited-and-restricted

Khi nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp cũng cần hiểu các qui tắc xuất xứ để tận dụng các ưu đãi nếu có. Danh sách các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương mà Úc đã ký kết xem tại đây:

http://www.border.gov.au/Busi/cargo-support-trade-and-goods/free-trade-agreements

Bước 3: Kiểm tra xem hàng hoá có phải kiểm dịch

Nếu nhập khẩu thực vật, động vật, khoáng sản và các sản phẩm dùng cho con người thì phải kiểm dịch và xử lý côn trùng hoặc các yếu tố sinh học khác. Các qui định về kiểm dịch xem tại đây:

https://www.business.gov.au/Info/Run/Import-and-export/Quarantine-requirements-for-imported-goods

Bước 4: Kiểm tra các loại phí và thuế phải nộp

Phí xử lý hàng hoá: Thông thường, hải quan sẽ thu phí xử lý hàng hoá thông thường dưới 200 AUD. Chi tiết xem tại: https://www.border.gov.au/ReportsandPublications/Documents/reviews-and-inquiries/fact-sheet-ipc.pdf.

Thuế hàng hoá và dịch vụ (GST): GST được tính bằng 10% tổng giá trị của hàng hoá, cộng với thuế nhập khẩu, cộng với phí bảo hiểm và vận chuyển đến Úc. Chi tiết xem tại: https://www.ato.gov.au/Business/GST/In-detail/Rules-for-specific-transactions/International-transactions/GST-and-imported-goods   

Thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu được tính dựa trên phần trăm giá hàng hoá. Thuế nhập khẩu vào khoảng 0-10% nhưng chủ yếu 5%. Chi tiết xem tại: http://www.border.gov.au/Busi/cargo-support-trade-and-goods/importing-goods/tariff-classification-of-goods

Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho đồ uống có cồn, thuốc lá và xăng dầu. Chi tiết xem tại: http://www.border.gov.au/Busi/cargo-support-trade-and-goods/importing-goods/excise-equivalent-goods-administration