Điều khác biệt an toàn thực phẩm nhìn từ chuỗi sản xuất liên kết

Về chăn nuôi, chúng tôi tiếp cận theo hướng tổng thể từ chăn nuôi, giết mổ cho tới chợ thực phẩm, tức là từ trang trại tới bàn ăn. Ông Nguyễn Xuân Anh Tuấn, Phó Giám đốc Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) chia sẻ.

Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới phê duyệt, thực hiện từ tháng 1 năm 2010 cho đến hết tháng 6 năm 2019, đã kết thúc. Giần 10 năm hoạt động, chia làm 2 giai đoạn, hoạt động trên 12 tỉnh, thành phố. Đối tượng chính của Lifsap liên quan tới chăn nuôi lợn thịt và chăn nuôi gà thịt, các chuỗi sản xuất liên kết Lifsap cũng tập trung vào 2 chuỗi này.

Ông Nguyễn Xuân Anh Tuấn, Phó Giám đốc Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) cho biết, về chăn nuôi, chúng tôi hướng tổng thể từ chăn nuôi, giết mổ cho tới chợ thực phẩm, tức là từ trang trại tới bàn ăn.

Theo đó, việc chăn nuôi, Lifsap không xây dựng theo kiểu mô hình, khi sản xuất người nông dân làm đủ hàng hóa đủ đưa vào cơ sở giết mổ, đảm bảo để thu mua. Chính vì thế, Lifsap thúc đẩy quy trình Vietgap nông hộ, quy trình được thí điểm trong dự án Lifsap. Hết giai đoạn 1, quy trình này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành toàn quốc.

Ông Nguyễn Xuân Anh Tuấn, Phó Giám đốc Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP)

Quá trình thiết lập khu chăn nuôi đã hình thành sẵn có, Lifsap hỗ trợ nông dân về quy trình sản xuất, tập huấn cho cán bộ khuyến nông áp dụng quy trình VietGAP. Dự án cũng đưa vào hỗ trợ hoạt động sản xuất thức ăn tại hộ, chủ động phòng tránh dịch bệnh, chính vì vậy các hộ sản xuất tốt lên.

Ví dụ, một hành vi rất đáng kể trước đây các hộ nông dân của chúng tôi ra vào chuồng nuôi không có thay đồ, ở ngoài đường về đi vào chuồng nuôi ngay, nhưng khi chăn nuôi lớn người ta biết rằng phải có quần áo bảo hộ không cần thiết phải đẹp nhưng được dùng riêng chỉ khi vào khu chăn nuôi, khi đi ở ngoài về ít nhất không tắm được thì thay bộ quần áo đi vào khu chăn nuôi cũng giảm thiểu rất nhiều trong câu chuyện lây lan dịch bệnh trong chăn nuôi. Người dân lập tức thấy rõ được ý nghĩa của hoạt động này và hình thành thói quen mới.

Song song với đó, chúng tôi thực hiện hoạt động mới hơn so với các dự án khác tại thời điểm, Lifsap nhóm các hộ nông dân thành nhóm liên kết với nhau trong sản xuất. Họ liên kết với thông qua sở thích chăn nuôi, sau là lực chọn nhà cung cấp dịch vụ về thức ăn, con giống, thuốc thú y… Từ sự mua lớn này đã giảm chi phí đầu vào sản xuất, ổn định ngay từ gia đoạn đầu, tiếp theo là nhóm các hộ lên tổ hợp, rồi lên hợp tác xã. Cùng với việc chăn nuôi, Lifsap đưa quan hệ doanh nghiệp về cung ứng, thu mua liên kết với các hộ.

Lifsap nhóm các hộ nông dân thành nhóm liên kết với nhau trong sản xuất

Mặt khác, Lifsap hỗ trợ nâng cấp cơ sở giết mổ và chợ thực phẩm. Lifsap ưu tiên cơ sở giết mổ có ký kết trực tiếp với các hộ nông dân trên địa bàn chính, cùng với những chợ thực phẩm dự kiến nâng cấp trên địa bàn vùng đó. Hình thành liên kết, chăn nuôi tốt, sang giết mổ và ra tới chợ.

Với những phương pháp như vậy, sau 9 năm thực hiện, các mục tiêu của Dự án Lifsap đều hoàn thành vượt so với mục tiêu ban đầu đặt ra. Các hoạt động của nông dân, người giết mổ, tiểu thương ở chợ đều khác biệt so với giai đoạn đầu.

Ông Tuấn đưa ra ví dụ, nhóm sản xuất được củng cố, hỗ trợ để đàm phán, trên 1000 nhóm, gọi là nhóm GAP, các hộ nông dân liên kết với nhau, trên 230 tổ hợp tác được hình thành, 19 Hợp tác xã hoạt động hiệu quả với tổng số hộ chăn nuôi thành viên tham gia trong các cái đối tượng này là khoảng trên 23.000 hộ ở 12 tỉnh, thành phố.

Đối một dự án là một con số cũng là tương đối lớn, chỉ nguyên việc mua chung nguyên liệu đầu vào hộ đã tiết kiệm cho các cái hộ thành viên từ 400 cho đến 720 đồng/1kg thức ăn.  Con số này có vẻ rất là là bé, nhưng quy ra đã tiết kiệm được chi phí sản xuất từ 2 -5% chi phí sản xuất.

Thứ hai, đối với lại công tác vệ sinh và an toàn thực phẩm, chúng tôi thực hiện việc giám sát ngẫu nhiên ở tất cả các hộ. Cụ thể, chúng tôi giám sát thông qua trực tiếp thức ăn mà người ta đưa vào máng của gia súc, không phải lấy ở bao, kho. Khi chúng tôi đi kiểm tra lấy ngẫu nhiên tại máng. Điều này có khác, khảo sát ở đại lý không có chất cấm, kháng sinh cấm, ở kho của người dân cũng không có, nhưng đến vào máng có khi có. Ông Tuấn bộc bạch.

Ông Tuấn cho biết thêm, việc lấy ngẫu nhiên, sau đó thịt của các hộ này được đưa ra các cơ sở giết mổ mà dự án đã hỗ trợ, lấy mẫu thịt ở đó. Vì đã có truy xuất của hộ đó nếu phát hiện ra có chất cấm hoặc vấn đề gì lập tức thông tin quay ngược trở lại để có những sự răn đe.

Thực hiện việc giám sát ngẫu nhiên ở tất cả các hộ

Sau khi thực hiện quy trình GAP được khoảng từ 9 đến 12 tháng, việc giám sát sau này hoàn toàn không phát hiện các chất cấm trong sản phẩm chăn nuôi của nông dân nữa. Trước đấy, khi các hộ chăn nuôi chưa tham gia dự án có khoảng 10 -15% mẫu là có chất cấm, sau khi có sự giám sát thì hoàn toàn không có hiện tượng đó nữa.

Về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với chợ và cơ sở giết mổ:

Đối với cơ sở giết mổ, Dự án Lifsap hỗ trợ 373 cơ sở quy mô từ nhỏ cho đến lớn (quy mô khoảng 250 con lợn nuôi). Ở Việt Nam đa phần đều chỉ phù hợp từ quy mô từ 250 con trở xuống, nhiều nhất là những hộ giết mổ quy mô khoảng 5 - 10 con chúng tôi cũng hỗ trợ. Ông Tuấn cho biết.

Cụ thể, chúng tôi hỗ trợ được 373 cơ sở với khoảng 2.000 người tham gia giết mổ ở trong các cơ sở này đều được tập huấn đào tạo về quy trình giết mổ làm sao cho sạch nhất đối với vật giết mổ.

Đối với chợ, Dự án Lifsap nâng cấp 572 chợ thực phẩm trên cả nước với khoảng 30 nghìn hộ tiểu thương tham gia. Ở các chợ này, ngoài việc xây dựng, tập huấn đào tạo cho tất cả đối tượng liên quan, từ ban quản lý cho đến người công nhân vệ sinh vệ sinh làm sao đảm bảo đạt yêu cầu cho đến tiểu thương vận hành…

Mặt khác Lifsap thực hiện các hoạt động giám sát lấy mẫu vi sinh đối với dụng cụ giết mổ, dụng cụ kinh doanh tại chợ cũng như vệ sinh thịt của cơ sở giết mổ và của chợ thực phẩm.

Trên cơ sở các kết quả có được, Lifsap công bố lại các chợ đạt, chợ nào không đạt. Việc công bố này có hiệu quả rất tốt, tạo ra một sự ganh đua giữa bà con với nhau, tại sao mình làm thế mà kiểm tra giám sát lại bị bẩn, qua đó bà con làm tốt hơn rất nhiều…

Câu chuyện sản xuất cho đến những câu chuyện giết mổ, cơ bản là phải thay đổi thói quen

Qua việc giám sát, Lifsap thấy rằng, cơ sở giết mổ, chợ xây dựng xong khoảng từ 3 đến 6 tháng sau khi được tập huấn vận hành thì tất cả chất lượng đều nâng lên; mẫu dụng cụ đạt được đối với vi sinh ở cơ sở giết mổ, các mẫu đạt được đều cao hơn so với trước từ khoảng 40 – 50%. Đối với các mẫu thịt ở chợ, tỷ lệ đạt được so với tiêu chuẩn và so với trước đây đều tăng lên từ khoảng 49 – 56%.

Chúng tôi thấy rằng, thành công nhất là việc thay đổi tập quán, thói quen của người nông dân từ câu chuyện sản xuất cho đến những câu chuyện giết mổ, cơ bản là phải thay đổi thói quen của người ta; các hỗ trợ hay nâng cấp để đạt được tiêu chuẩn chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ phải là thay đổi thói quen mà thay đổi được thói quen của người nông dân, người giết mổ, tiểu thương bán thịt là một quá trình rất dài và liên tục, nếu chúng ta chỉ nhãng đi ở đâu đó thì có thể quay về nếu như hoạt động đấy không phù hợp với tập quán bình thường của người ta. Ông Tuấn cho biết thêm.

[Quảng cáo]

Thăng Long