Làm gì khi 40% người tiêu dùng lựa chọn im lặng?

Một khảo sát của GIZ công bố tại Hội nghị Tổng kết công tác Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khu vực miền Trung cho thấy: 40% người tiêu dùng tại Việt nam lựa chọn im lặng khi xảy ra tranh chấp. Vi
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px} p.p3 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545}

Hội nghị do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương Đà Nẵng và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức sáng nay 15/3, nhằm nhìn lại những thành quả đã đạt được trong thời gian vừa qua, đồng thời lắng nghe ý kiến đóng góp và chia sẻ của hơn 70 đại biểu tham dự Hội nghị là đại diện các bộ, sở, ban ngành các tỉnh khu vực miền Trung; các tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và phương tiện truyền thông, từ đó tìm ra những giải pháp định hướng cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục CT&BVNTD khẳng định, sau hơn 7 năm triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bức tranh về bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam đã có những chuyến biến tích cực. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được hoàn thiện tương đối đồng bộ, đồng thời hình thành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương xuống địa phương, các hội bảo vệ người tiêu dùng đã phủ sóng hầu hết các địa phương trong cả nước. Quan trọng hơn, nhận thức của người tiêu dùng dần được nâng cao, các doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Phó Cục trưởng Trịnh Anh Tuấn phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết Công tác Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Theo báo cáo của Cục CT&BVNTD, trong năm 2017 Cục đã tiếp nhận 412 vụ khiếu nại, trong đó email là kênh tiếp nhận chủ yếu với 308 vụ, chiếm 75% tổng số vụ khiếu nại đã được tiếp nhận, cùng với đó là 61 vụ khiếu nại gửi qua trang tin của Cục, chiếm 15% và 43 vụ gửi qua đường bưu điện, chiếm 10%. Đặc biệt, số lượng vụ việc tiếp nhận và giải quyết yêu cầu, khiếu nại qua Tổng đài Tư vấn hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 là gần 1000 vụ, cho thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của kênh thông tin này trong việc kết nối cũng như hỗ trợ cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tổng số vụ thu hồi các sản phẩm khuyết tật là 14 vụ, đa số về các sản phẩm ô tô và xe máy.

Đáng chú ý, năm 2017 đã có 2 Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thành lập là Hội BVQLNTD tỉnh Lào Cai và Sơn La, nâng tổng số hội trong cả nước lên 54 hội với sự phát triển mạnh mẽ, trong đó 1 hội hoạt động trong phạm vi cả nước và 53 hội địa phương. Các hội đã có nhiều kết quả đáng khen ngợi như tổng số khiếu nại qua các hội đạt hơn 4000 vụ, tỉ lệ giải quyết thành công hơn 80% được đánh giá là con số ấn tượng, khẳng định vai trò là cầu nối đáng tin cậy cho người tiêu dùng.

Ông Cao Xuân Quảng - Trưởng phòng Bảo vệ người tiêu dùng đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sau nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến như Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2017 với chủ đề “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh”, tổ chức cuộc thi xây dựng phim ngắn và các hội nghị/hội thảo về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hay triển khai chương trình doanh nghiệp vì người tiêu dùng, có thể thấy hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trong năm 2017 đã đạt được hiệu quả cao trong thực tế.

Tuy nhiên, Cục CT&BVNTD cũng thẳng thắn nhìn nhận, còn tồn tại một số hạn chế trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động mà cần giải quyết nhanh chóng và quyết liệt. Các đầu mối triển khai công tác tại các địa phương cần kết nối chặt chẽ hơn, tạo thuận lợi cho việc phối hợp. Với việc những tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, mô hình của các đơn vị này cũng cần được thống nhất trên toàn quốc hơn nữa.

Theo một khảo sát của GIZ, 40% người tiêu dùng tại Việt nam lựa chọn im lặng khi xảy ra tranh chấp tiêu dùng. Một số lý do được đưa ra là người dân còn chưa hiểu rõ các quy trình giải quyết khiếu nại, hay gặp khó khăn trong khi liên lạc với các cơ quan có thẩm quyền để gửi yêu cầu khiếu nại. Vậy nên cần nhiều hơn nữa những hướng dẫn cụ thể về thủ tục rút gọn cho vụ án của người tiêu dùng, đồng thời đa dạng hoá, mở rộng phạm vi thực hiện hoạt động tuyên truyền như đưa các nội dung giáo dục về tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chương trình giảng dạy, đào tạo tại các cấp trung học và đại học, hay thực hiện chương trình doanh nghiệp vì người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm trung tâm. Đặc biệt, Cục CT&BVNTD cũng sẽ đẩy mạnh nghiên cứu phương thức tuyên truyền trên các mạng xã hội truyền thông hiện đại như Youtube, Facebook, Website,…

Năm 2018, nhiều hơn nữa các hoạt động tuyên truyền phổ biến sẽ được triển khai nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp

Năm 2018, chủ đề được lựa chọn cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là “Kinh doanh lành mạnh – Tiêu dùng bền vững”. Bộ Công Thương bày tỏ hy vọng, các Sở Công Thương, các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khu vực miền Trung sẽ tiếp tục phát huy những kết quả tích cực của năm 2017 và đẩy mạnh thực hiện, triển khai tốt các phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho năm 2018 nói riêng và giai đoạn 2018-2020 nói chung.