Về công nghiệp - xây dựng, Tỉnh tập trung phát triển công nghiệp theo lợi thế, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp; Đẩy nhanh tốc độ xây dựng các nhà máy Thủy điện Thái An, Nậm Ngàn, Bản Kiếng, đưa vào vận hành quý I/2008; Khởi công các nhà máy thủy điện: Sông Bạc, Nậm Đông, Thanh Thủy, phấn đấu đến năm 2010, tổng công suất của các nhà máy thủy điện đạt từ 250 - 300 MW, sản lượng điện 1.200 triệu kWh/năm. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư phát triển CN - TTCN dựa trên các lợi thế về tài nguyên nước, khoáng sản, nông lâm sản, đất đai, lao động để hình thành các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến và thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Mặt khác, thúc đẩy tiến độ đầu tư các xưởng tuyển luyện phi kim loại khác, đạt tổng sản lượng khai thác khoáng sản thô khoảng 300.000 tấn/năm, giá trị ngành công nghiệp khoáng sản từ 120 - 150 tỷ đồng/năm. Đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm sản quy mô vừa, với công nghệ tiên tiến để có sản lượng bột giấy, giấy và sản phẩm lâm sản khác đạt 50.000 tấn/năm, giá trị công nghiệp chế biến nông, lâm sản từ 120 - 150 tỷ đồng. Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 18%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Tới năm 2010, giá trị SXCN đạt từ 800 tỷ đồng trở lên, nâng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm từ 35 - 36% trong GDP.

Về dịch vụ, thương mại, du lịch, Tỉnh tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh, đặc biệt là tín dụng - ngân hàng, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước sinh hoạt, vận tải, v.v...; Phát triển các hoạt động dịch vụ cung ứng thiết bị, linh kiện, phụ tùng, bao bì... phục vụ sản xuất và đời sống; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử.

Tỉnh cũng tập trung đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phấn đấu tất cả các xã đều có trạm y tế, trụ sở xã và các trường học, lớp học được kiên cố hóa. Đến năm 2010, các xã đều có đường nhựa hoặc đường bê tông xi măng đến trung tâm xã; 100% xã có điện lưới quốc gia và có điện thoại; Các hộ được dùng điện và nước sinh hoạt; 100% các công trình thủy lợi được bê tông hóa công trình đầu mối và kênh mương.

Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 12,4%, trong đó, nông - lâm nghiệp tăng 5%, công nghiệp - xây dựng tăng 15%, dịch vụ tăng 18%. GDP bình quân đầu người năm 2005 gấp 1,85 lần so với năm 2000 và năm 2010 gấp 2,5 lần năm 2000.  

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt từ 12,4% trở lên. Chia theo các lĩnh vực như sau: Dịch vụ tăng 18% trở lên; Công nghiệp - xây dựng tăng 15% trở lên; Nông lâm nghiệp tăng 5% trở lên; Cơ cấu GDP đến năm 2010: Dịch vụ chiếm 40%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 33%; Nông nghiệp chiếm 27%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 6,5 triệu đồng.

Dự kiến cơ cấu công nghiệp của Hà Giang trong tương lai sẽ bao gồm các ngành chủ chốt, xếp theo thứ tự ưu tiên sau: Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản và thực phẩm; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp cơ khí, sửa chữa; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước; Các ngành công nghiệp khác;

Các khu công nghiệp: Khu công nghiệp Bình Vàng, thuộc thôn Bình Vàng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, từ km 14 – km 16 nằm dọc bên trái bờ sông Lô, diện tích tổng thể 250 ha, diện tích quy hoạch chi tiết giai đoạn 1: 250 ha. Trong khu công nghiệp này, sẽ đầu tư xây dựng nhà máy xi măng công suất 300.000 tấn/năm, 01 nhà máy luyện thép, 01 nhà máy luyện chì và điện phân chì tách bạc, nhà máy luyện Phêrô magan công suất 10.000 tấn/năm.

Các cụm công nghiệp:

1. Cụm công nghiệp Nam Quang: Thuộc xã Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang. Phía bắc, phía tây và phía nam đều giáp núi; phía đông giáp quốc lộ 2 và sông Lô, quy mô diện tích: 34,732 ha. Ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Công nghiệp chế biến bột giấy; công nghiệp cơ khí, sửa chữa; công nghiệp chế biến lâm sản.

2 - Cụm công nghiệp Ngô Khê: Nằm giữa trung tâm Tân Quang và trung tâm Việt Vinh, lấy nhà máy nghiền Clanh ke và nhà máy sản xuất cao lanh Fenspat làm giới hạn, diện tích: 50 ha, hình thành cụm công nghiệp này với nhiệm vụ phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất hàng thủ công nghiệp, bán thành phẩm cho khu công nghiệp Tân Quang. Tại đây sẽ hình thành các xí nghiệp sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong vùng, như các dây chuyền gốm, sứ, gạch lát quy mô vừa, sản xuất Ferit từ Fenspat, chế biến thức ăn gia súc...

3 - Cụm công nghiệp Ngọc Đường: Xã Ngọc Đường - Thị xã Hà Giang, diện tích quy hoạch: 10 ha, quy hoạch chi tiết 10 ha .

4 -  Cụm công nghiệp Bắc Vị Xuyên: Diện tích 20 ha. Cụm công nghiệp này chủ yếu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, chế biến thức ăn gia súc.

5 - Cụm công nghiệp Yên Định – Minh Sơn: Nghề thủ công mỹ nghệ, làm đá xẻ phục vụ xây dựng, diện tích: 15 ha.

6 - Cụm công nghiệp Quyết Tiến – Huyện Quản Bạ: Xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, nằm dọc trên trục quốc lộ 4C chạy qua 4 huyện vùng cao phía bắc, rất thuận lợi cho việc vận chuyển, diện tích: 15 ha. Cụm công nghiệp này chủ yếu thu hút các ngành công nghiệp chế biến, khai thác quặng, chế biến thức ăn gia súc, nhằm tạo công ăn việc làm cho khu vực huyện Quản Bạ.

7 - Cụm công nghiệp Yên Thành – Huyện Quang Bình: Xã Yên Thành, huyện Quang Bình. Diện tích 15 ha. Cụm công nghiệp này chủ yếu tập trung vào thu hút các ngành công nghiệp điện tử, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến thức ăn gia súc.

Ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được đưa vào đề án, các điểm công nghiệp khác sẽ được hình thành thêm tại các xã có công trình công nghiệp tập trung như: Một nhà máy thuỷ điện, các xí nghiệp vệ tinh cho chương trình trồng, phát triển rừng, khai thác nguyên liệu cho nhà máy giấy, trên cơ sở nguyên liệu cho phát triển TCN mỹ nghệ. Nguồn nguyên liệu xây dựng thừa, ép bánh bán cho nhà máy giấy.

 

 

 

Cơ cấu, mục tiêu phát triển công nghiệp Hà Giang giai đoạn 2006 – 2010

 

Phân ngành công nghiệp

2005

2010

Tốc độ tăng trưởng GĐ             2005-2010

GTSXCN

Tỷ trọng

GTSXCN

Tỷ trọng

1. Khai thác, chế biến KS.

43.472

16,07

282.541

33,97

45,0%

2. Chế biến NLS thực phẩm

128.113

47,36

349.115

41,62

22,0%

3. SX VLXD

45.976

17,0

59.243

7,06

5,0%

4. Cơ khí và sửa chữa

7.571

2,80

34.668

4,13

35,0%

5. SX và ph.phối điện, nước

31.610

11,69

51.375

6,13

10,0%

6. Các ngành CN khác

13.765

5,09

61.721

7,36

35,0%

Tổng số

270.507

 

838.663

 

24,3%

  • Tags: