Ngành Công Thương Điện Biên: Phát huy vai trò trụ cột kinh tế địa phương

Xác định vai trò là trụ cột kinh tế địa phương, thời gian qua, ngành Công Thương Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương.

Sản xuất công nghiệp có nhiều khởi sắc

Giai đoạn vừa qua, Sở Công Thương Điện Biên đã bám sát và triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ của Chính phủ, Tỉnh Điện Biên, Bộ Công Thương và các cấp, các ngành có liên quan.

Đồng thời, Sở Công Thương cũng xây dựng Kế hoạch số 108/KH-SCT ngày 21/01/2023 của Sở Công Thương về giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023 của ngành Công Thương; giải quyết kịp thời đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư các dự án thuộc ngành.

Tập trung thu hút đầu tư các dự án năng lượng (nguồn và lưới điện), công nghiệp khai thác khoáng sản và xây dựng. Từ năm 2021 - 2023, hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác 09 nhà máy thủy điện, tổng công suất phát điện tăng thêm 142 MW. Nhiều nhà đầu tư đang khảo sát và lập dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như: Điện gió, điện sinh khối, thủy điện tích năng...

Điện Biên
Bên cạnh nỗ lực đưa các dự án điện vào vận hành đúng thời gian quy định, tỉnh tập trung thu hút đầu tư
các dự án năng lượng 

Trong năm 2023, Sở còn phối hợp với UBND huyện Mường Ảng và các cơ quan có liên quan hoàn thành việc điều chỉnh Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp hỗn hợp xã Ẳng Tở; thực hiện việc hoàn thiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án để triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hỗn hợp xã Ảng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên theo quy định. Bên cạnh nỗ lực đưa các dự án điện vào vận hành đúng thời gian quy định, tỉnh tập trung thu hút đầu tư các dự án năng lượng (nguồn và lưới điện), công nghiệp khai thác khoáng sản và xây dựng. Nhiều nhà đầu tư đang khảo sát và lập dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như: Điện gió, điện sinh khối, thủy điện tích năng...

Nhờ đó, giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021-2023 ước đạt 9.558,47 tỷ đồng, đạt 50,03% mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu 19.106 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,91%/năm. Dự kiến năm 2023 ước đạt 3.447,58 tỷ đồng, đạt 98,76% kế hoạch năm và tăng 5,63% so với năm 2022. 

Thương mại nội địa ngày càng phát triển

Bên cạnh sản xuất công nghiệp, năm 2023, hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh cũng tương đối sôi động, lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh tăng trưởng tích cực, hàng hóa trên thị trường phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động thương mại dịch vụ hoạt động trở lại bình thường, nhiều lễ hội và các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức vào dịp Tết nguyên đán, các dịp ngày lễ kỷ niệm... đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với Điện Biên dẫn đến nhu cầu ăn nghỉ, mua sắm, vui chơi giải trí tăng mạnh góp phần làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Điện Biên
Dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển đa dạng

Trong năm 2023, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện: dự án chợ và Thương mại dịch vụ Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ; dự án Trung tâm thương mại và nhà ở Thương mại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Tại địa bàn các huyện, chính quyền địa phương đã quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng mới 04 chợ, gồm: Chợ trung tâm xã Búng Lao, huyện Mường Ằng; chợ Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông; chợ Huổi Lóng, xã Huối Só, huyện Tủa Chùa; chợ xã Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông. Đầu tư cải tạo, nâng cấp 04 chợ, gồm: Chợ trung tâm thị trấn huyện Tủa Chùa; Chợ Thanh Trường; Chợ Mường Luân; Chợ Suối Lư. Trong năm đã có 02 dự án cửa hàng xăng dầu được nghiệm thu đưa vào sử dụng với tổng vốn do doanh nghiệp đầu tư khoảng 4,5 tỷ đồng.

Nhìn chung, dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển đa dạng và bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường; hàng hóa đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, giá cả các mặt hàng thiết yếu tương đối ổn định. 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Điện Biên ước đạt 21.500 tỷ đồng, tăng 2,38% so với kế hoạch và tăng 26,43% so với năm 2022. Trong đó: bán lẻ hàng hóa ước đạt 17.220,12 tỷ đồng; dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 786,21 tỷ đồng; dịch vụ khác ước đạt 3.493,67 tỷ đồng.

Hưng Nguyên