Phân bón Văn Điển: Thích hợp cho vùng chuyên canh rau an toàn

Phần lớn các vùng trồng rau an toàn đều sử dụng phân bón Văn Điển, sản phẩm làm ra qua nghiệm thu của các siêu thị, nhà hàng và người tiêu dùng được đánh giá đảm bảo chất lượng rau an toàn, rau sạch, rau hữu cơ.

Trong những năm gần đây nhu cầu rau an toàn (RAT) tăng cao, các vùng chuyên canh sản xuất RAT, nông sản sạch được quy hoạch triển khai rộng khắp trong cả nước, mỗi địa phương đều hình thành các vùng sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Hải Phòng… Có các vùng sản xuất rau sạch (RAT) quy mô hàng ngàn ha. Tuy nhiên do tập quán cũ còn ăn sâu vào tiềm thức của người sản xuất nên việc canh tác còn nhiều bất cập, chưa thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của sản xuất rau an toàn đặc biệt sử dụng phân bón thâm canh cây trồng.

Để có quy chuẩn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quy định rau an toàn, rau sạch phải đảm bảo yêu cầu: Dư lượng các hóa chất bảo vệ thực vật và sản phẩm phân hủy của chúng (thuốc trừ sâu, bệnh, trừ ốc, cỏ dại, tuyến trùng, hàm lượng đạm (Nitorat) (NO3-) hàm lượng các kim loại nặng (Hg, As, Pb…) ký sinh trùng, tất cả các chỉ tiêu này trong các loại rau khi tiêu dùng phải đạt dưới mức cho phép đối với từng loại rau.

Cụ thể thì được gọi là rau an toàn. Các vùng sản xuất rau an toàn phải đảm bảo các điều kiện như: Đất trồng không được ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, chất độc hại, nguồn nước tưới phải sạch nước ngầm lọc, nước các sông suối, không ô nhiễm, không ô nhiễm không khí vùng trồng, điều đặc biệt hơn là phải được sử dụng các loại phân bón an toàn, không chứa độc tố hóa học.

rau an toàn

Phân bón sử dụng trong các vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn

Theo nghiên cứu cũng như thực tiễn sản xuất của các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn. Phân bón quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm của rau thương phẩm. Phân bón không chứa các chất hóa học, các nguyên tố kim loại nặng, các vi sinh vật độc hại, các loại nấm bệnh gây độc mới được khuyến cáo sử dụng.

* Phân hữu cơ

Các loại phân chuồng: Phân trâu, bò, lợn, gà… được ủ hoai mục đều rất tốt cho canh tác rau an toàn. Phân hữu cơ hoai mục có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đa lượng (N-P-K), trung lượng (Ca, Mg, SiO2, S), vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co… tuy nhiên hàm lượng các chất này rất thấp, tỷ lệ (N-P-K) chỉ đạt < 2% các chất trung lượng < 1,0%. Riêng hàm lượng mùn tạo tơi xốp đất thì cao > 4,0%. Do lượng dinh dưỡng thấp nên phân hữu cơ không thể thay thế hoàn toàn trong canh tác rau an toàn.

* Phân đạm (N), phổ biến hiện nay là phân U rê

Có công thức hóa học (NH2)2 Co, khi bón dư lượng đạm U rê phần nitrat chiếm 45% là hợp chất gốc NO3 là 1 trong 4 yếu tố gây độc cho rau tương đương với kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật. Khi phân đạm bón quá ngưỡng an toàn thì chúng được xem như chất độc hại. Nitrat khi chưa phân giải hết sẽ tạo thành nitric trong quá trình tiêu hóa tạo thành chất độc. Nitric dễ phản ứng với nitrosamin. chất hàng đầu gây ung thư cho người sử dụng, ngoài ra dư thừa đạm còn làm cho cây phát triển nhanh, tế bào xốp màng mỏng thu hút sâu bệnh, gây hại phát triển kéo theo sử dụng các loại hóa chất độc hại thuốc trừ sâu, bệnh gây ô nhiễm cho sản phẩm.

* Phân lân supe

Lân supe có công thức hóa học Ca (H2PO­4) được sản xuất từ quặng Apatit tác động với axit supuric (H2SO4), trong quá trình sản xuất còn dư lượng axit sẽ kết hợp với canxi trong quặng apatit, tạo thành một lượng thạch cao (CaSO4). Khi sử dụng phân bón lân supe cho rau an toàn, rau sạch lượng (CaSO4), gây chai cứng đất, đồng thời lân supe có độ pH thấp < 4,0 làm chua hóa đất ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm rau. Trong sản xuất rau sạch, rau hữu cơ, rau an toàn không khuyến cáo sử dụng quá mức lân supe.

* Phân kali, có nhiều dạng, song trong sản xuất thường sử dụng phân kaliclorua có màu hồng như màu ớt chín, có công tác hóa học KCl dạng hạt hoặc dạng bột màu hồng. Thành phân dinh dưỡng từ 50 - 60%, K2O và từ 45 - 47% Cl- , phân kali đỏ thường được sản xuất từ các mỏ khoáng tự nhiên như quặng Sylvite, sau đó muối kali được tách ra khỏi muối natri, bên cạnh màu đỏ, phân kali còn có dạng màu trắng tùy theo tỷ lệ muối sát chiếm trong phân. Phân kali nên sử dụng đúng liều lượng, dùng quá nhiều sẽ gây chua đất, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm rau quả.

* Như vậy 3 loại phân bón mang tính chất hóa học: Đạm u rê (NH4)2Co, lân supe Ca (H2PO4)2 và kali Clorua (KCl), phải được kiểm soát chặt chẽ về quy trình sử dụng, liều lượng trên từng loại đất, từng loại rau để đảm bảo các yếu tố hóa học không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

bap cai

Phân bón Văn Điển thích hợp cho vùng chuyên canh rau an toàn

Trong sản xuất hiện nay đang sử dụng phổ biến phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK Văn Điển.

* Phân lân nung chảy Văn Điển:

Có công thức cấu tạo là: 4(Ca, Mg) P2O5+5(Ca, Mg) P2O5. Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất theo công nghệ nhiệt không có chất hóa học tham gia. phân lân nung chảy Văn Điển đáp ứng cho cây trồng 10 loại dinh dưỡng, dễ tan hoàn toàn trong dịch chua của cây tiết ra, không bị rửa trôi, cung cấp từ dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng, phân lân nung chảy Văn Điển có độ pH = 8% cải tạo tốt độ chua cho đất (hầu hết các loại đất ở nước ta đều chua có độ pH < 4,5).

Do đặc điểm khác biệt của phân lân Văn Điển, loại phân khoáng hoàn toàn tự nhiên không phải phân hóa học nên các vùng sản xuất rau quả hữu cơ đã lựa chọn sử dụng để sản xuất ra sản phẩm rau quả hữu cơ, rau quả sạch theo tiêu chuẩn việt GAP. Phân lân Văn Điển khuyến cáo bón lót trước khi trồng cây con hoặc trước khi gieo hạt mầm, lượng bón tùy theo độ phì của đất, mức bón trung bình từ 400 - 500 kg/ha.

Hiện nay hầu hết các vùng canh tác rau hữu cơ sử dụng chính phân lân Văn Điển bổ sung thêm phân chuồng, phân hữu cơ ủ hoai mục hoặc tưới nước đậu nành đã ủ hoai để bổ sung thêm đạm, kali hữu cơ, không sử dụng phân hóa học như u rê, kali, supe lân… Bằng những kết quả phân tích các chỉ tiêu của sản phẩm rau hữu cơ được bón phân lân Văn Điển và bón phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, tưới nước phân hữu cơ hoai, sản phẩm rau đạt 100% hữu cơ, an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.

* Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển

Từ phân lân nung chảy Văn Điển (phân khoáng tự nhiên) được phối hợp với một tỷ lệ N và K thích hợp (lượng đạm, kali vừa đủ cho cây trồng sử dụng không dư thừa trong cây và trong đất), sản xuất ra các dòng sản phẩm bón có 13 loại chất dinh dưỡng đó là phân đa yếu tố N-P-K Văn Điển chuyên dụng cho sản xuất rau an toàn, thành phần dinh dưỡng gồm đa lượng (N-P-K), trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S) và vi lượng: B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co… đầy đủ, cân đối tất cả các loại chất dinh dưỡng cho cây trồng. Các vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn, rau sạch trong cả nước đang thực hiện quy trình canh tác sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển.

So với các loại phân bón khác hiện có trên thị trường, phân bón Văn Điển đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt: ruộng rau bón phân Văn Điển lá bẹ dày, xanh hanh vàng, bóng, thân mập, ngọn nở, tùy từng giống ru mà cho kết quả đặc trưng như cải ăn lá giòn, ngọt, nước luộc vàng màu mật ong, các loại rau cải bắp, súp lơ, su hào… bắp to cuốn chặt, củ to tròn đều, vỏ của mỡ bóng.

Đặc biệt sức đề kháng sâu bệnh tốt nên rất ít phải dùng thuốc hóa học mà chỉ cần dùng thảo mộc để trừ diệt sâu bệnh, sản phẩm đạt chất lượng cao của các dòng sản phẩm đa yếu tố NPK đang sử dụng đại trà gồm có các loại phân bón lót: ĐYT NPK 10.7.3; ĐYT NPK 10.10.5; ĐYT NPK 8.8.4; ĐYT NPK 5.10.3 và các dòng sản phẩm đa yếu tố NPK bón thúc gồm có:  ĐYT NPK 12.5.10; ĐYT NPK 13.3.10; ĐYT NPK 13.3.13; ĐYT NPK 16.8.4, tùy theo giống rau, độ màu mỡ của đất để áp dụng lượng bón cho phù hợp. Thông thường bón phân lót từ 300 - 400 kg/ha, phân thúc bón từ 270 - 350kg/ha.

Phần lớn các vùng trồng rau an toàn sử dụng phân bón Văn Điển, sản phẩm làm ra qua nghiệm thu của các siêu thị, nhà hàng và người tiêu dùng đều đánh giá đảm bảo chất lượng rau an toàn, rau sạch, rau hữu cơ. Hơn thế nữa sau một số vụ sử dụng phân bón Văn Điển đất trồng cải thiện rõ rệt độ tơi xốp, giảm độ chua, cân bằng lại các yếu tố dinh dưỡng đặc biệt các chất trung, vi lượng.

 

Xuân Thự - Việt Hà