ở Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng thiết bị đun nóng bằng NLMT được bắt đầu từ những năm 1980, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 1996, bắt đầu có thêm một số cơ sở kinh doanh dịch vụ nhập thiết bị đun nước nóng mặt trời của nước ngoài về bán tại Việt Nam như: Nhà máy đại tu ô tô số 1 - Bộ Nội vụ nhập thiết bị của israel. Công ty Cơ điện lạnh thành phố HCM nhập thiết bị của australia, Cơ sở Nhật Năng (Hà nội) nhập thiết bị của Trung Quốc… Đến năm 2000, số cơ sở nhập thiết bị tăng lên và cho tới năm 2002 bắt đầu có một số cơ sở nhập dây chuyền công nghệ để sản xuất ở trong nước như Công ty Quán Quân ở TP HCM và một vài cơ sở khác ở phía Bắc. Nhà máy nhôm Hà Nội cũng tự sản xuất thiết bị này. Hiện nay, có trên 10 cơ sở kinh doanh hoặc sản xuất thiết bị này ở Việt nam, nhưng số lượng rất hạn chế. ¦ớc tính, đến nay ở Việt Nam, tổng diện tích lắp đặt khoảng 4000m2, giá bán từ 120 - 150 USD cả công lắp đặt. Đầu tiên là một số cơ sở gồm: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Năng lượng thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam… tham gia đào tạo và nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ còn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là vẫn duy trì được. Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những cơ sở khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu ứng dụng NLMT để đun nước nóng.
Trung tâm đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và dự án sản xuất loại thiết bị này, và đã đưa ra một số mẫu thiết bị đun nước nóng mặt trời phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt Nam. Trung tâm cũng đã lắp đặt được hàng trăm thiết bị đun nước nóng mặt trời với dung tích từ 120, 200, 300 lít đến hàng nghìn lít cho các hộ gia đình cũng như khách sạn tại Hà Nội và một số địa phương trong nước. Thiết bị đun nước nóng mặt trời của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được chế tạo chủ yếu bằng vật liệu inox, độ bền cao, bảo hành 5 năm, nhưng giá tương đương với thiết bị cùng loại của Trung Quốc chế tạo bằng nhôm hoặc ống thuỷ tinh. Trung tâm có một đội ngũ chuyên gia đã nghiên cứu nhiều năm về vấn đề này, nên có kinh nghiệm tư vấn về kỹ thuật lắp đặt thiết bị mặt trời trong các điều kiện khác nhau của công trình, bố trí hệ thống cấp nước nóng trong nhà một cách hợp lý, thuận tiện và kinh tế nhất cho người sử dụng. Do đó, thiết bị của Trung tâm đang rất có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, năng lực sản xuất của Trung tâm hiện nay rất hạn chế, nếu được đầu tư, mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ hoặc liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất với quy mô lớn, chắc chắn sẽ giảm được giá thành hơn nữa và mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người sử dụng, góp phần tiết kiệm năng lượng cho đất nước và bảo vệ môi trường. Với tiềm năng hiện có, Việt Nam hoàn toàn có thể nghiên cứu, chế tạo thiết bị đun nước nóng bằng mặt trời với chất lượng không thua kém hàng ngoại. Việc tạo ra sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam chất lượng cao sẽ hạn chế được nhập khẩu thiết bị nước ngoài. Ngoài ra việc mở rộng sản xuất tại nhiều địa phương trong nước sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân và các doanh nghiệp. Đây cũng là một hướng phát triển cần được Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ.
Bao giờ cho đến...
TCCT
Sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973, nhiều nước trên thế giới đã quyết định tìm đến những chương trình nghiên cứu, ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó lĩnh vực năng lượng mặt