Bình Thuận: Tuyên truyền công tác ứng phó sự cố tràn dầu và tìm kiếm cứu nạn

Ngày 13/6, UBND tỉnh Bình Thuận phối hợp với Cục Cứu hộ cứu nạn Bộ Tổng tham mưu tổ chức hội nghị tuyên truyền công tác ứng phó sự cố tràn dầu, tìm kiếm cứu nạn đến Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão, t

Tại hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu mô hình hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam; Tổng quan về sự cố tràn dầu, những tác động của sự cố tràn dầu đến môi trường sinh thái và chiến lược ứng phó sự cố tràn dầu cơ bản của Việt Nam, những phương tiện phục vụ cho tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố tràn dầu hiện nay… Đồng thời các đại biểu còn được phổ biến, chia sẻ những bài học kinh nghiệm về phương pháp, trình tự thực hiện tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và khắc phục khi sự cố xảy ra, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và năng lực tổ chức, chỉ huy để nâng cao hiệu quả công tác ứng phó sự cố tràn dầu và tìm kiếm cứu nạn trên biển, góp phần giảm thiểu thiệt hại xảy ra.

Dầu tràn được phao gom lại và hút lên xà lan bằng máy bơm chuyên dùng  
Ông Trương Thành Việt Dũng, Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Nam cho biết: Trong điều kiện trang thiết bị ứng phó với sự cố tràn dầu còn hạn chế như hiện nay thì biện pháp hiệu quả, tiết kiệm nhất là xử lý quây chặn, thu gom tại nguồn trong điều kiện cho phép và tập trung lực lượng, phương tiện làm sạch đường bờ. Việc xử lý sự cố phải được thực hiện kịp thời và triệt để nhằm hạn chế tác hại đến môi trường. Vì vậy một trong những nhiệm vụ cần thiết hiện nay là phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường biển cho mọi người dân, chủ động phát hiện, đấu tranh kịp thời và có các chế tài xử lý đủ mạnh để phòng ngừa sự cố tràn dầu xảy ra.

Bình Thuận có chiều dài bờ biển 192 km với diện tích vùng biển khoảng 52 nghìn km2, tiếp giáp với đường hàng hải quốc tế. Là một trong 3 ngư trường lớn nhất cả nước, có nguồn lợi hải sản phong phú. Bình Thuận có điều kiện để phát triển mạnh các hoạt động khai thác trên biển. Đặc biệt, ngoài khơi thềm lục địa của tỉnh nằm gần trọn trong bồn trũng Cửu Long, nơi đang được khai thác sản lượng lớn dầu mỏ góp phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. Bên cạnh những thuận lợi đó, vùng biển Đông và dải ven bờ Bình Thuận luôn phải đối diện với những sự cố thiên tai, bão lũ và ô nhiễm môi trường do các hoạt động trên biển gây ra, trong đó có sự cố tràn dầu.

Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ sự cố tràn dầu, đặc biệt là sự cố tràn dầu không rõ nguyên nhân trôi dạt vào bờ biển đảo Phú Quý với số lượng lớn và mới đây nhất là ngày 28/4/2014 là sự cố tràn dầu trôi dạt vào bờ biển Phan Thiết trên diện tích trải dài 15 km gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản và ô nhiễm môi trường sống của người dân ven biển. Để chủ động ứng phó với sự cố tràn dầu, UNND tỉnh Bình Thuận đã sớm xây dựng Kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu và được Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt. Đồng thời, Bình Thuận đã xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ để phục vụ công tác ứng phó tràn dầu khu vực ven biển.