"Bó tay" với 4 công nghệ đang áp dụng ở trường học Trung Quốc

Những gì một số trường học ở Trung Quốc đang áp dụng vào quá trình học tập hàng ngày đã cho thấy một sự khác biệt và không thể tin nổi.

Camera thông minh đoán độ tập trung hay lơ đãng

Các lớp học tại Trường Trung học Hàng Châu số 11 ở Chiết Giang đã cho lắp đặt các camera ngay tại các góc lớp nhìn thẳng mặt chính diễn xuống hàng ghế học sinh, liên tục theo dõi và ghi lại nét mặt 30 giây/lần.

Những dữ liệu khuôn mặt đó sẽ được phân tích dựa theo một thuật toán có sẵn, phân loại dựa trên sắc thái cảm xúc như hạnh phúc, tức giận, sợ hãi, bối rối hoặc khó chịu. Ngoài ra, những cả tư thế và hành động cũng có thể được nhận diện thông qua chức năng cài đặt này, chăng hạn như viết, giơ tay, gục đầu ngủ gật. Từ đó, sẽ không còn ai dám qua mặt thầy cô để nhắn tin trong lớp, lơ là nghe giảng hoặc nói chuyện lén sau lưng mọi người nữa.

Dĩ nhiên, lãnh đạo trường cũng đảm bảo sự riêng tư về dữ liệu hình ảnh ghi lại, chỉ lưu trữ trên máy chủ cục bộ của trường chứ không tải lên nơi nào bên ngoài. Những hệ thống ghi hình này trở nên phổ biến một phần cũng vì lo ngại bạo lực học đường gia tăng ở Trung Quốc, thậm chí cả ở bậc mẫu giáo.

Đồng phục thông minh gắn định vị

Với tên gọi "smart uniform", thương hiệu Guizhou Guanyu Technology Ltd. vừa ra mắt sản phẩm có thể giúp giáo viên và phụ huynh theo dõi hoạt động của con em mình một cách tốt nhất. Hiện tại, đã có 11 trường tiểu học và trung học ở tỉnh Quý Châu hợp tác với họ để giúp tập trung giáo dục học sinh chặt chẽ hơn.

Đại diện công ty cũng đã có lời trấn an dư luận vì chỉ có phụ huynh và giáo viên mới có thể truy cập thông tin ghi lại bởi bộ đồng phục. Trích lời chính thức của Guizhou Guanyu Technology Ltd. trên website: Đồng phục thông minh sẽ được dùng chủ yếu để tự động hóa các hoạt động như giám sát học sinh đến lớp đúng giờ, liên kết với thông tin bài tập về nhà và quản lý điểm số. Sẽ có cả định vị GPS để ghi lại dữ liệu hoạt động ra/vào trường của học sinh và dùng để kiểm tra chéo với công nghệ nhận diện khuôn mặt tại mỗi trường học.

Thuật toán ghép cặp sinh viên hợp cạ cùng phòng cho đỡ cãi nhau

Không chỉ các bậc giáo dục nhỏ tuổi mà ngay cả đại học cũng vẫn chịu sự kiểm soát và can dự của công nghệ.

Việc ký túc xá của các nước phương Đông thường dành cho nhóm tận 4-8 người là chuyện quá đỗi bình thường, khác với cách ghép cặp 2-3 người của phương Tây. Chính vì thế, việc xảy ra xung đột, mất lòng dù chỉ là những chuyện sinh hoạt nhỏ lẻ hàng ngày là điều rất dễ xảy ra - chỉ cần một hành động tắt quạt, tắt đèn, đặc biệt là ở bẩn cũng quá đủ để làm nhau "ngứa mắt" rồi.

Ở cùng một nhóm bạn có thói quen bừa bộn thế này thì sao nhỉ?

Đó là lý do vì sao Đại học Nam Kinh đã áp dụng một công nghệ mới đang được rất nhiều sinh viên hưởng ứng: Sử dụng thuật toán thông minh tự động chọn lựa các nhóm bạn cùng phòng hợp tính nhau.

Thuật toán này sẽ lướt qua một loạt dữ liệu về tính tình, sở thích, thói quen của từng người dựa vào hồ sơ điều tra tổng hợp từ tước. Sau đó, hệ thống sẽ tính toán để sắp xếp cùng phòng sao cho hợp tình hợp lý nhất, không còn bị xếp ngẫu nhiên hên xui như ngày trước. Nguồn dữ liệu sẽ được nhập vào thông qua một mẫu điều tra online, gửi đến toàn thể sinh viên để làm.

Quét mã QR rồi mới cho đi tắm để tiết kiệm nước

Đây là sự việc xảy ra tại Đại học Công nghệ Thông Tin Hồ Nam (Trung Quốc). Họ đã cho lắp đặt một hệ thống kiểm soát nhà tắm kiể mới, bắt buộc mỗi sinh viên ở ký túc xá phải dùng smartphone quét mã QR trước và sau khi sử dụng nhà tắm xong.

Mục đích của việc này nhằm tính toán lượng nước hao tốn của mỗi sinh viên (có lẽ là dựa trên thời gian và số nước tương ứng), kiểm soát sự lãng phí quá đà. Dĩ nhiên, việc smartphone của sinh viên khi đem vào phòng tắm có bị "tai nạn" hỏng hóc gì do nước hay không thì trường không chịu trách nhiệm, tốt hơn hết là tậu hàng chống nước từ đầu mà thôi.

Nghe có vẻ tích cực, nhưng rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc lại phản ứng rất dữ dội, chỉ trích rằng vốn đã có hàng tá công nghệ kiểm soát việc học và hoạt động ở trường rồi, giờ còn thêm cả tắm rửa nữa thì không

Hát Quy