1. Các hãng chế tạo lừng danh:
Năm 2006, Caterpillar đứng đầu thế giới kẻ về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và qui mô. Điều đáng nói là hãng chế tạo lừng danh này năm 2005 cũng đã xếp hạng 1 thế giới và năm nay vẫn giữ được mức tăng trưởng vượt qua cuộc cạnh tranh khốc liệt. Với doanh số hơn 22,9 tỷ USD, chiếm tới 23% tổng doanh số của cả 20 hãng hàng đầu thế giới – Caterpillar xứng đáng được coi là gã khổng lồ khi bỏ xa hãng xếp ngay sau mình.
Giữ vị trí số 2 của năm nay là một tên tuổi nổi tiếng của Nhật Bản – Hãng Komatsu lừng danh (Năm 2005 cũng được xếp thứ 2). Với doanh số đạt hơn 9,4 tỷ USD, Komatsu xứng đáng được nhắc tên với sự kính trọng.
Một tên tuổi khác của Mỹ là hãng Terex, năm nay vẫn giữ vị trí số 3 thế giới đã đạt được từ năm 2005 với doanh số 6,4 tỷ USD.
Xếp thứ 4 là Hãng John Deere (Mỹ) với doanh số hơn 5,2 tỷ USD. Điều đặc biệt ở đây là vượt qua bao thử thách, Hãng này đã tăng thêm 1 hạng so với năm ngoái, trong khi nhiều tên tuổi thành danh khác năm nay đã tuột dốc.
Hãng Volvo Thụy Điển đứng ở vị trí thứ 5 có doanh số hơn 4,5 tỷ USD, so với năm ngoái hãng bị tụt mất 1 hạng.
Nhìn tổng thể, trong 50 hãng chế tạo thiết bị xây dựng lớn nhất thế giới năm nay, có 15 hãng giữ được vị thế của mình (chiếm 30%) so với năm ngoái, có 15 hãng tiến thêm thứ hạng (30%), 19 hãng tụt hạng (chiếm 38%) và có 1 một hãng mới xuất hiện, lần đầu tiên lọt vào tốp 50, đó là Hãng China Infrastructure Machinery Holdings của Trung Quốc.
2. Dưới góc độ quốc gia:
Xem xét các hãng chế tạo thiết bị xây dựng lớn nhất thế giới dưới góc độ quốc gia, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sức mạnh kinh tế của mỗi đất nước.
Căn cứ vào số lượng các hãng lớn có mặt trong bảng xếp loại, chúng ta sẽ thấy thứ tự các nước có thế lực lớn trong lĩnh vực này lần lượt được xếp loại như sau: Mỹ, Nhật Bản, Thụy Điển, Đức, Phần Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Anh, áo, Thụy Sĩ, Nam Phi, ấn Độ, ý,
Năm nay, Mỹ tiếp tục vững chắc ở vị trí số một thế giới mà năm ngoái họ đã có được với sự có mặt của 10 hãng lớn, chiếm tới 47,8% doanh số, tăng hơn 2,8% so với năm ngoái là 45%. Như vậy, doanh số bình quân của mỗi hãng của Mỹ là hơn 4 tỷ USD/hãng, gấp hơn hai lần mức bình quân chung. Rõ ràng, trên thị trường quốc tế, các hãng chế tạo thiết bị xây dựng của Mỹ thực sự là những đại gia vượt trội.
Nhật Bản vẫn duy trì được vị trí số hai thế giới với sự góp mặt của 11 tên tuổi lớn, song doanh số chỉ chiếm 19,6%, thấp hơn năm ngoái cũng ở vị trí số 2 với 21,1%. Như vậy, doanh số bình quân của mỗi hãng Nhật Bản chỉ đạt dưới 2 tỷ USD, một con số đáng lo ngại so với mức chung.
ở vị trí số 3 thế giới, Thụy Điển năm nay có 4 hãng lớn chiếm 9,9% doanh số, thấp hơn một chút so với năm ngoái. Tuy nhiên, doanh số bình quân của mỗi hãng Thụy Điển là khá cao so với mức bình quân chung.
3. Dưới góc độ châu lục:
Trong danh số 50 nhà công nghiệp chế tạo thiết bị xây dựng hàng đầu thế giới, chúng ta thấy nổi bật lên khu vực Bắc Mỹ, giữ vị trí số một thế giới với tỷ trọng lên tới 47%.
Giữ vị trí số hai là khu vực châu Âu với tỷ trọng là 26% và tiếp đến là châu á ở vị trí thứ ba với tỷ trọng là 25%. Phần còn lại của thế giới chỉ chiếm khoảng 0,5% trên tổng số.
Liên hệ với tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ở các châu lục, chúng ta nhận thấy rằng, các vị trí được xác định ở đây liên quan trực tiếp, thuận chiều với mức đầu tư xây dựng ở các châu lục trong những năm gần đây.
4. Vị trí và tầm vóc của các đại gia.
Trong những năm qua, 15 nhà công nghiệp chế tạo thiết bị xây dựng lớn nhất thế giới chiếm tới hơn 77% doanh số bán của toàn bộ 50 công ty hàng đầu thế giới, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng 5 công ty lớn nhất thế giới là: Caterpillar, Komatsu, Terex, Deere và Volvo hiện chiếm tới trên 49% của tổng doanh số, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 47%.
Hàng năm, căn cứ vào một số tiêu chí, trong đó đặc biệt quan trọng là tiêu chí doanh số bán hàng trong năm, để chọn ra khoảng 50 nhà công nghiệp chế tạo thiết bị xây dựng lớn nhất thế giới. Năm nay, có lẽ lần đầu tiên danh sách này đến được với chúng ta. Qua các số liệu rất cụ thể và đầy ấn tượng nêu trên, các nhà công nghiệp chế tạo thiết bị xây dựng Việt Nam chắc sẽ có nhiều nỗ lực vượt bậc để thời gian tới sẽ hội nhập tốt hơn với thị trường rộng lớn, sớm ghi tên vào danh sách Top 50 của thế giới.