Khu vực các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh có hơn 20.000 ha cây có múi, trong đó Nghệ An khoảng 8.000 ha, Hà Tĩnh gần 7.000ha và Thanh Hóa khoảng 6.000 ha. Cây có múi ở đây chủ yếu là cam, bưởi, chiếm hơn 70%. Vùng trồng cây có múi nhiều ở Nghệ An như Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chương. Hà Tĩnh có Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc. Còn Thanh Hóa có Thọ Xuân, Bá Thước, Nga Sơn…
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng đất trồng cây có múi những nơi này bộc lộ nhiều hạn chế: Độ chua cao (pH < 4,0), cây có múi thích hợp pH 5,0 -6,0, đất nghèo lân, dễ tiêu, nghèo kali, nghèo canxi, magie, silic, và các loại vi lượng điển hình là Bo (B) và Kẽm (Zn). Nguyên nhân dẫn đất đất nghèo nhiều loại dinh dưỡng là do canh tác chưa hợp lý, sử dụng quá nhiều phân hóa học chủ yếu phân đạm và phân lân supe chua hoặc dùng các loại NPK thông thường chỉ duy nhất có 3 loại dinh dưỡng là Đạm (N), Lân (P) và Kali (K) ít đầu tư phân hữu cơ.
Bên cạnh đó là sự hiểu biết của các nhà vườn còn hạn chế về thổ nhưỡng, dinh dưỡng cây, dẫn đến giảm sức khỏe của cây, năng suất, chất lượng giảm dần, sâu bệnh phát triển. Thương hiệu cam Vinh, bưởi Xã Đoài, cam Bố Hạ, bưởi Phúc Trạch vì vậy cũng mờ nhạt trên thị trường… Nhằm lấy lại năng suất, chất lượng cho cây có múi, hơn 10 năm gần đây các địa phương đã tập trung tuyển chọn giống tốt, xây dựng lại quy trình canh tác chăm bón cho cây theo tiêu chuẩn VietGAP.
Nắm bắt được nhu cầu của địa phương Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển đã nhiều năm kiên trì thực hiện nhiều mô hình sử dụng phân Văn Điển cho cây cam trên đất Quỳ Hợp, Nghệ An, cây bưởi Phúc Trạch, cây có múi ở Bá Thước, Nga Sơn, Thanh Hóa. Thực nghiệm khép kín một chu kỳ niên vụ, năm 2010 đã thu được kết quả vượt trội bằng việc sử dụng phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK theo quy trình bón phân:
Đợt 1: Bón sau thu quả: Dùng lân nung chảy văn điển từ 1 - 2 kg cộng thêm 2 - 3 kg NPK 5.10.3 đa yếu tố phối hợp phân hữu cơ 10 -15 kg/gốc. Đợt 2: Bón đón hoa; Đợt 3: Bón sau đậu quả bằng phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 12.8.12 và đợt 4 bón trước thu quả 50 ngày bằng phân ĐYT NPK 12.7.20, lượng bón từ 1,5 - 3,5 kg/ gốc tùy theo tuổi cây và năng suất vụ trước đó.
Cam, bưởi được bón phân Văn Điển, thân cành vỏ bóng, lá xanh bền, ít rụng quả, quả đồng đều, màu vỏ quả bóng, ít sâu bệnh, năng suất tăng bình quân 1,8 lần so với bón phân đơn và 1,5 lần so với NPK thông thường, chất lượng tốt. Tại các hội nghị đầu bờ được người nông dân tham gia đánh giá cao. Từ kết quả mô hình công ty phối hợp mạng lưới khuyến nông, hội nông dân, phụ nữ các địa phương tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón Văn Điển cho các nhà vườn trên địa bàn. Các vùng trồng cam, bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP đều chọn phân bón Văn Điển đầu tư chính cho vùng sản xuất hàng hóa, cây có múi sạch.
Sau hơn 10 năm, phân bón Văn Điển đã là người bạn đồng hành cùng bà con trồng cây có múi ở Thanh, Nghệ, Tĩnh. Ông Hoàng Minh Đức xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An ông cho biết: "Phân lân Văn Điển là phân vô cơ thân thiện môi trường, không chua, có đầy đủ 10 loại dinh dưỡng gồm lân, vôi, magie, silic và 6 vi lượng bo, kẽm, mangan, sắt, đồng, coban…
Cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất chua rất tốt, bón lân Văn Điển tạo cho cây ra bộ rễ tơ mới, cây khỏe cho năng suất. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển có 13 loại dưỡng chất hơn hẳn các loại phân NPK khác. Sử dụng khép kín phân lân Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển cây cam đầy đủ dưỡng chất không cần bón thêm loại nào khác, ở Minh Hợp có 500 ha cam hầu hết dùng phân Văn Điển". Ở Phúc Trạch huyện Hương Khê, Hà Tĩnh có gần 1.500 ha bưởi hoàn toàn sử dụng phân bón Văn Điển.
Bà Hoàng Thị Gái chia sẻ: "Nhờ có phân Văn Điển mà 2,6 ha bưởi 16 năm tuổi của gia đình hồi sinh trở lại. 5 năm gần đây nhờ chuyển sang sử dụng phân Văn Điển, cây khỏe, lá xanh đậm, bền lá, ít rụng quả, quả to ngọt đậm, màu vỏ quả đẹp, năng suất cao, bán được giá
Bà con nông dân trồng cây có múi ở Bá Thước, Thọ Xuân, Như Thanh (Thanh Hóa) đều sử dụng phân Văn Điển khép kín Ông Nguyễn Thế Thoại có 2 ha trồng cam Vinh, bưởi da xanh, bưởi Diễn ở xã Xuân Hồng huyện Thọ Xuân cho biết: Toàn xã có 80 ha cây có múi đạt tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng phân bón Văn Điển là chủ yếu. Gia đình ông Thoại nhiều năm qua cũng dùng phân bón Văn Điển bón cho cam, bưởi cho kết quả tốt. 6 vụ cam, bưởi liên tục được mùa, được giá ".
Tìm hiểu thêm nhu cầu phân bón Văn Điển cho cây có múi tại tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, ông Phạm Tất Cung chủ doanh nghiệp cung ứng phân bón Cung - Huề đóng tại thị trấn huyện Yên Thành, Nghệ An cho biết: "Bà con trồng cây có múi rất ưa chuộng phân lân Văn Điển và các loại đa yếu tố NPK chuyên dùng, đồng đất Nghệ An, Hà Tĩnh rất chua, nghèo lân, nghèo trung vi lượng được bón phân Văn Điển bổ sung sự thiết hụt các chất này nên năng suất cây trồng cao, ít sâu gây hại. 10 năm qua, doanh nghiệp tiếp nhận hàng ngàn tấn cung ứng cho các nhà vườn ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh năm sau cao hơn năm trước.
Còn ở Thanh Hóa, Công ty Vật tư nông nghiệp Liệu - Sướng, Hà Trung cho biết: "Phân bón Văn Điển không những thích hợp với cây dứa mà cây có múi cũng rất ưa chuộng. Các nhà vườn ở Hà Trung, Bá Thước, Thọ Xuân… đều sử dụng phân Văn Điển từ khi trồng mới đến khi cây cho thu quả và sau đó thời kỳ kinh doanh thì bón phân Văn Điển bắt buộc trong quy trình canh tác. Hơn chục năm qua công ty cung ứng hàng vạn tấn lân Văn Điển cho Thanh Hóa và các tỉnh lân cận. Trong đó cây có múi chiếm ưu thế được bà con nông dân đánh giá cao, bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nông dân.