Hội thảo do Tổng LĐLĐVN tổ chức tại Hà Nội ngày 30.9, với sự tham gia của đại diện Bộ LĐTBXH, bà Nemat Hajeebhoy - Giám đốc Tổ chức A&T và gần 50 đại biểu đến từ ban nữ công LĐLĐ các tỉnh, TP và CĐ ngành T.Ư.
LĐ nữ trong DN: Vẫn còn bị phân biệt
Theo bà Phạm Phương Lan – Phó Chủ tịch CĐ Ngân hàng VN - ngân hàng là ngành có đông LĐ nữ, tỉ lệ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ cao. Việc nghỉ thai sản của chị em ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, đặc biệt ở khối các ngân hàng thương mại và đơn vị kinh doanh.
Để dung hòa được các yếu tố về công việc, thu nhập, việc chăm sóc con cái, CĐ ngành ngân hàng đề xuất: Linh hoạt trong quy định về thời gian nghỉ thai sản đối với LĐ nữ từ 4-6 tháng (nghỉ liên tục 4 tháng, thời gian 2 tháng còn lại làm 1/2 ngày); chỉ đạo khảo sát đối với từng ngành nghề riêng biệt để có những quy định sát hơn về thời gian, chế độ nghỉ thai sản cho từng đơn vị khác nhau phù hợp với đặc điểm, tính chất nghề nghiệp và nhu cầu của từng ngành nghề.
Trưởng ban Nữ công LĐLĐ TP.Hải Phòng - bà Nông Kim Nguyệt - thì cho rằng: “Việc thực hiện các chính sách đối với LĐ nữ của các DN chưa đầy đủ theo quy định, nên người sử dụng LĐ cũng chưa biết hoặc chưa quan tâm những nội dung có lợi hơn đối với LĐ nữ về thai sản. Các cấp CĐ cần tăng cường nâng cao năng lực cho cán bộ CĐ trong thương lượng, ký kết, giám sát thực hiện TƯLĐTT, cán bộ nữ công với những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của LĐ nữ, đặc biệt về chính sách thai sản...”.
Trưởng ban Nữ công LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - bà Nguyễn Phước Mạnh - đưa ra ý kiến: Lượng LĐ nữ thu hút cao nhất chủ yếu là ở ngành da - giày, dệt - may và đa phần chưa qua đào tạo, trình độ văn hóa, tay nghề thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế. Theo bà Mạnh, trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với LĐ nữ, vẫn còn tình trạng DN phân biệt, đối xử với LĐ nữ như: Không ký HĐLĐ không xác định thời hạn đối với LĐ nữ.
Ngoài ra, LĐ nữ có thai khi hết hạn hợp đồng, DN không tái ký HĐLĐ, họ cho rằng HĐLĐ đó đã hết hạn, trong khi đó Luật Lao động quy định người sử dụng LĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Cần bổ sung chính sách thai sản
Năm 2011, Tổng LĐLĐVN đã phối hợp với Tổ chức A&T, Tổ chức Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Cục Trẻ em Bộ LĐTBXH tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thực hiện chế độ thai sản đối với LĐ nữ và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong CNVCLĐ, chủ yếu tại các DN có sử dụng đông LĐ nữ đang nuôi con nhỏ.
Bà Phạm Thị Thanh Hồng - Phó Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN - cho biết: “Qua kết quả điều tra, khảo sát, nhóm nghiên cứu đã đưa ra đề xuất, kiến nghị: NLĐ được nghỉ trước và sau khi sinh cộng lại là 6 tháng (trong điều kiện bình thường). Bởi, để người mẹ có điều kiện cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đảm bảo quyền trẻ em và có thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh. Điều đó phù hợp với nguyện vọng của đa số LĐ nữ hiện nay trong xu thế nâng cao an sinh xã hội. Ngoài ra, Nhà nước nên xem xét khôi phục hình thức nhà trẻ để ưu tiên nhận trẻ dưới 36 tháng tuổi có cha mẹ cùng đi làm”.
Nhiều ý kiến tại hội thảo đã đồng tình với kiến nghị: Nhà nước cần có chính sách an sinh xã hội có liên quan đến LĐ nữ như khu vui chơi, giải trí, nhất là nơi giữ trẻ từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi, vì hiện nay không có trường mẫu giáo nào nhận trẻ ở độ tuổi này. Cần thành lập các nhà trẻ gần các KCN tập trung, nơi có đông LĐ nữ - có sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí – để vừa chia sẻ một phần chi phí, vừa giúp người mẹ thuận tiện khi gửi và đón trẻ.
Kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính nhấn mạnh: Trong thực tiễn, việc thi hành BLLĐ về LĐ nữ đã bộc lộ nhiều bất cập, nhiều quy định hầu như chưa được áp dụng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến tranh luận về sự phù hợp trong việc đưa ra nhiều hình thức bảo vệ LĐ nữ có thể làm hạn chế khả năng tham gia thị trường LĐ của họ.
Vì vậy, cần bổ sung sửa đổi chính sách thai sản cho LĐ nữ theo hướng nâng thời gian nghỉ sản đối với LĐ nữ lên 6 tháng, vừa bảo vệ sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, vừa có điều kiện nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Cần đảm bảo để nuôi con bằng sữa mẹ
TCCT
“Trong nền kinh tế thị trường, LĐ nữ thuộc một trong những nhóm LĐ gặp nhiều bất lợi, do vậy cần sự hỗ trợ để khắc phục rào cản về giới, khuyến khích họ vừa hoàn thành tốt công việc, vừa đảm đương vai