Myanmar có 58 triệu dân, mặc dù thu nhập bình quân đầu người không cao nhưng do nhiều loại hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Hiện tại, hoạt động sản xuất tại Myanmar mới chỉ đáp ứng được hơn 10% nhu cầu hàng hóa trong nước. Phần lớn hàng hóa trên thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu. Là nước giàu tài nguyên nhưng 40% giá trị xuất khẩu của Myanmar là nhờ các sản phẩm nông nghiệp. Hàng hóa Trung Quốc và Thái Lan thâm nhập mạnh thị trường này chủ yếu là hàng hóa có chất lượng không cao. Bởi vậy, theo ông Chu Công Phùng – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar thì hàng hóa Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường này…
Các mặt hàng Việt Nam đang xuất vào thị trường này gồm thép các loại, nguyên phụ liệu may mặc, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, ô tô, nguyên phụ liệu các ngành công nghiệp, săm lốp, thiết bị điện – điện tử, hóa chất, phụ tùng máy móc, vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu sản xuất giày dép, sản phẩm nhựa và chất dẻo nguyên liệu, mỹ phẩm, máy tính và linh kiện điện tử. Việt Nam đang xếp thứ 12 trong số các nước nhập khẩu hàng hóa của thị trường này. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là gỗ nguyên liệu, mủ cao su thiên nhiên, nông sản, thủy sản nguyên liệu, đồng nguyên liệu, dây thép.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt nam và Myanmar năm 2009 đạt 93 triệu USD, giảm 14,1% so với năm 2008, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 33 triệu USD, tăng 1,2% và nhập khẩu lại đạt 60 triệu USD, giảm 20,4% so với năm trước. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 14 trong danh sách các nước xuất khẩu hàng hóa vào Myanmar.
Trong 5 tháng đầu năm 2010, kim ngạch 2 chiều giữa 2 nước đạt 70 triệu USD, trong đó Myanmar xuât sang Việt Nam chiếm 2/3. Ngoài ra, còn một lượng giá trị xuất khẩu vào Việt Nam thông qua các nước thứ 3 như Singapore, Ấn Độ.
Trong thời gian tới, Việt Nam có thể xuất khẩu sang Myanmar những mặt hàng : cà phê, hạt tiêu, chè, nhân điều, các mặt hàng thực phẩm chế biến, bánh kẹo, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
Tuy nhiên, nhu cầu hàng hóa hiện tại của Myanmar đang rất lớn cho nên các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động buôn bán. Chẳng hạn như mặt hàng xi măng, mỗi năm Myanmar đang cần hơn 6 triệu tấn, nhưng trong nước mới sản xuất được 1,5 triệu tấn. Trong thời gian tới, nhu cầu sẽ còn tăng lên cao hơn nữa do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Myanmar rất lớn.
Với đặc điểm là nền kinh tế Myanmar còn đang đóng cửa, tương tự như điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn 1984 cho nên các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp nên tranh thủ xúc tiến thị trường để tạo nền móng vững chắc ở thị trường này. Trong những năm qua, Cục Xúc tiến thương mại đã nhiều lần tổ chức hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar, hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan của hai nước tiến hành tổ chức Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam – Myanmar và thu được nhiều kết quả lớn ngoài dự kiến. Nằm trong khuôn khổ chuyến thăm Liên Bang Myanmar vào tháng 4/2010 của Thủ tướng Chính phủ Nguyến Tấn Dũng, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar nhằm trợ giúp các doanh nghiệp trong nước xâm nhập sâu rộng vào thị trường Myanmar đang còn nhiều tiềm năng bỏ ngỏ.
Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp thị trường này. Nếu không nhanh chân, khi họ mở cửa nền kinh tế thì doanh nghiệp sẽ khó lòng chen chân vào thị trường mới này do vấp phải sự cạnh tranh với các nhà đầu tư nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Cần khám phá thị trường Myanmar
TCCT
Theo đánh giá của các chuyên gia tại Hội thảo về “Các yêu cầu xâm nhập thị trường Myanmar – giải pháp xuất khẩu” vừa diễn ra tại Tp.HCM, Myanmar đang là thị trường nhiều triển vọng và việc xúc tiến đầ