Nằm trong khu vực du lịch nổi tiếng với Đà Nẵng – Hội An – Cửa Đại – Thánh địa Mỹ Sơn, hòn đảo xinh đẹp này vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ của thiên nhiên, cũng chính vì vậy mà nhiều du khách thắc mắc đi cù lao chàm có gì chơi khi quyết định tour du lịch cho gia đình của mình.
Nên đi Cù Lao Chàm vào thời gian nào?
Cù Lao Chàm cũng như những tỉnh khác thuộc khu vực Miền Trung, cũng có hai mùa rõ rệt mưa và nắng. Thời gian hợp lý nhất nên đến Cù Lao Chàm vào khoảng tháng 03 đến cuối tháng 09, lưu ý một chút tại các bãi biển thì trung bình khoảng từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 8 trở đi mới có thể tắm và lặn biển vui được. Lúc này, thời tiết ấm, nắng vàng, trong và biển lặng. Không nên đi vào các tháng còn lại vì có bão, biển động, đảo trở thành khu vực bị cô lập.
Đi bằng gì ra Cù Lao Chàm?
Hãy thử cảm giác ngồi trên chiếc ca nô lao vun vút, rùng mình mỗi khi cano chuyển hướng, rớt tim khi gặp những ngọn sóng lớn và thở phào nhẹ nhõm khi cập bến Tour Cù Lao Chàm, bạn sẽ có một trải nghiệm rất thú vị không thể nào quên.
Trên chuyến hành trình trở về, hãy thử đi bằng tàu gỗ chở hàng để cảm nhận sự vất vả, biệt lập của bao bà con trên đảo và thưởng thức vẻ đẹp êm đềm của biển.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy biển sẽ có nhiều màu sắc từ xanh ngọc bích, xanh dương đậm và xanh lá khi thuyền di chuyển từ đảo vào đất liền!
Chơi gì ở Cù Lao Chàm?
1. Tắm biển
Tại Cù Lao Chàm có tới 7 bãi biển tuyệt đẹp, đậm vẻ hoang sơ, có chiều dài từ 100 – 700m, chiều rộng khoảng 20m, bởi vậy bạn có thể lựa chọn một trong các bãi biển này để tắm, chụp hình kỉ niệm. Đặc biệt biển ở đây vô cùng sạch, bởi người dân và chính quyền địa phương đã quyết tâm giữ môi trường xanh, không cho phép sử dụng túi nilon trên đảo, đồng thời không xả rác bừa bãi để bảo vệ môi trường biển.
Bãi Ông ở Cù Lao Chàm được xem là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất ở Cù Lao Chàm, đây là bãi tắm đông khách nhất với bãi cát trắng mịn thoai thoải trải dài, nước biển trong xanh, hàng dừa thẳng tắp mát mẻ.
2. Cắm trại ngắm sao đêm
Nếu ở lại Cù Lao Chàm một đếm, ngoài việc ở trong các homestay, bạn còn có một lựa chọn nữa là cắm trại qua đêm trên các bãi biển đẹp. Bạn có thể cùng nhau ngắm sao, nghe tiếng sóng biển vỗ rì rào và trò chuyện tâm sự. Nếu bạn đi cùng với người yêu hoặc người bạn đời của mình. Thì có lẽ đây là hoạt động lãng mạn nhất chuyến đi.
3. Lặn ngắm san hô
Hoạt động lặn ngắm san hô có 2 dạng đó là lặn nông / lặn nổi (snorkeling) tức là người lặn được trang bị áo phao, ống thở và kính lặn, đối với cách thức lặn nông thì vùng san hô được chọn ở rất cạn, khoảng tầm 3 m, chỉ cần bạn ụp mặt xuống nước cùng với mặt kính là bạn có thể thấy được các rạn san hô và hệ sinh thái biển ở bên dưới.
Có hai địa điểm được phép lặn ngắm san hô là:
Hòn Dài: là một trong hai địa điểm lặn ngắm san hô chính khi tham gia Tour ghép Cù Lao Chàm, nằm về phía tây của Cù Lao Chàm, trên đường đi từ cảng Cửa Đại ra Cù Lao Chàm du khách sẽ đi ngang qua Hòn Dài.
Bãi Xếp: bãi biển rất hoang sơ chưa được khai phá, nước ở nơi đây cực kỳ trong, đứng trên bờ bạn có thể nhìn thấy đáy biển và các rạn san hô đang đung đưa theo dòng nước.
4. Các điểm thăm quan trên Đảo
Bảo tàng biển Cù Lao Chàm : Nơi có cái nhìn toàn diện về cuộc sống, văn hoá phong tục của người dân xưa sống trên Đảo
Giếng cổ Champa: Đây là 1 di tích cổ Tiền Sa Huỳnh cũng là nơi cung cấp nước ngọt cho toàn bộ Đảo dù là mùa cạn hay mùa mưa. Nghe người dân trên đảo nói, ai say sóng uống 1 hụm là hết, muốn có người yêu thì con trai uống 7 hụm, con gái thì uống 9 hụm.
Chùa Hải Tạng : Nơi thể hiện sự tín ngưỡng của người dân xưa kia với kiến trúc độc đáo, thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết huyền bí và đây cũng là điểm thu hút du khách của Chùa.
Chùa Hải Tạng được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758); sau đó, do bão lớn làm hư hại nặng, chùa được dời về vị trí như hiện nay vào năm Tự Đức nguyên niên (1848)
Miếu tổ nghế Yến : Nơi thờ các vị thần bảo hộ nghề nuôi Yến trên đảo Cùa Lao Chàm.
Chợ Tân Hiệp : Khi du khách đến đây có thể lựa chọn và mua được bất kỳ đặc sản, hải sản tươi nhất và cả quà lưu niệm đảo Cù Lao Chàm làm quà với giá khá rẻ.
5. Tham quan các đảo nhỏ bằng thuyền
Xung quanh Hòn Lao còn có tới 7 đảo nhỏ khác nữa. Nếu có thời gian bạn nên thuê thuyền đi sang các đảo này. Giá tiền cho một chiếc thuyền là 600.000 đồng cho một buổi sáng hoặc một buổi chiều.
Một thuyền có thể chở được tối đa 10 người. Hãy ghép nhóm nếu các bạn đi ít người để tiết kiệm chi phí. Bạn có thể được đi thăm Hòn Bà, Đảo Yến, lặn san hô. (chưa bao gồm phí thuê đồ lặn).
6. Câu Cá Cù Lao Chàm
Bạn còn có thể thuê thuyền du lịch của ngư dân đi câu cá. Khi thuê thuyền. Bạn sẽ được chuẩn bị đồ nghề và mồi câu.
Cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của chủ thuyền. Ngoài việc thỏa mãn thú vui của câu được cá. Thì không gì tuyệt vời hơn được đi vòng vèo các đảo lớn nhỏ. Để ngắm nhìn một màu xanh thẳm của rừng và nước.
Đến Cù Lao Chàm nên ăn gì?
Ốc vú nàng
Một loại đặc sản nổi tiếng của vùng duyên hải Miền Trung vốn nổi tiếng ngay từ tên gọi của nó. Ốc vú nàng có vỏ xà cừ hình chóp nón, giống đôi gò bồng đảo của các cô gái dậy thì, thân ốc màu vàng pha xanh, nhưng mỗi khi có tay người chạm phải thì chuyển sang sắc hồng e lệ.
Cua đá
Cua chỉ lớn bằng nắm tay, và có màu sắc rất ấn tượng, mai và các chi màu nâu tím, phần bụng dưới ngả màu vàng ươm. Cua đá rất khoẻ, chạy nhanh, và thường chỉ lú đầu khỏi hang khi đêm xuống để đi ăn. Đó cũng là lúc những cư dân trên đảo đi săn cua đá. Cua đá ở đây ăn cỏ cây trên núi và uống nước sương sớm nên thịt cua rất ngọt, dai, béo ngậy và không có vị tanh như cua biển thường.
Rau rừng
Mọc hoang ở các chân núi, khá phong phú về chủng loại, rau rừng Cù Lao Chàm tập hợp gồm 16 loại cây lá rừng mang hương vị của thuốc nam rau rừng mọc hoang ở các chân núi, khá phong phú về chủng loại: rau dớn, rau sân, rau lủi, mã đề… Có nhiều cách chế biến rau rừng. Thường người ta trộn nhiều loại với nhau, như vậy mới hội tụ đủ các vị đắng, cay, ngọt, bùi, béo. Đơn giản hơn là luộc rau, chấm mắm cái dầm ớt tỏi (loại mắm được làm bởi những con cá tươi nguyên từ xứ biển nơi đây.
Bánh bèo
Được nấu từ củi than nên rất ngon và đậm đà. Bánh bèo cô Phương xóm Cấm: gạo được xay nhuyễn kết hợp với nước giếng cổ cùng với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cô Phương đã cho ra những chiếc bánh bèo trong trìa trắng tinh. Đặc biệt nước chan là sự hòa huyện của nước mắm với mỡ, đường, tỏi, ớt và nấu từ tôm tươi nên vừa có vị ngọt và béo. Cái vị ngọt của tôm và ngọt bùi của bánh quyện với vị ớt, tỏi cay nồng đến tê đầu lưỡi tạo cho ta ấn tượng khó quên.
Mỳ Quảng Cù Lao Chàm
Cùng một cách chế biến nhưng hương vị thật khác lạ so với món Mỳ truyền thống mà du khách cảm nhận khi về Quảng Nam. Mỳ Quảng Cù Lao Chàm có đặc trưng riêng về cách chế biến: Sợi mỳ được người dân làm thủ công không sử dụng máy móc, Nước chan được nấu từ củi Lao nên độ đậm đà sâu sắc hơn là nấu bếp Gaz hay bếp từ… Các món phụ liệu như tôm, gà, thịt heo, trứng… được người dân nuôi tại đảo và ăn thức ăn tự nhiên nên hương vị và chất lượng thật sự ngon.
Bánh ít lá gai Cù Lao Chàm
Đây cũng là món ăn đặc sản và truyền thống của ngư dân trên đảo đã có từ lâu đời. Và nghề làm bánh ít được truyền từ đời này sang đời khác. Và Bánh Ít lá gai là sự chọn lựa số 1 cho món tráng miệng đối với du khách khi đến Cù Lao Chàm.