Trong phiên giao dịch sáng 3/3/2022, giá dầu Brent giao sau đạt mức 118 USD / thùng chạm mức cao nhất kể từ đầu năm 2013. Dầu thô WTI giao sau đã gia tăng đà tăng trên 115 USD / thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008, do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung.
Trước đó, ngày 02/3, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (nhóm OPEC+) cho biết đã đồng ý điều chỉnh tăng sản lượng tổng thể hằng tháng là 400.000 thùng/ngày trong tháng 4 tới. Việc OPEC+ không tăng mạnh sản lượng là điều đã được giới phân tích dự báo từ trước, bất kể tình hình căng thẳng ở Ukraine dẫn tới những lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
OPEC chiếm khoảng 40% nguồn cung dầu của thế giới. Trước cuộc họp của nhóm này, Cơ quan Năng lượng quốc tế cam kết thúc đẩy việc tung ra thị trường 60 triệu thùng dầu để bù đắp sự gián đoạn thị trường năng lượng.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Mỹ đã gây áp lực lên Nga với thông báo rằng họ sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhắm vào lĩnh vực lọc dầu của Nga. “Điều này làm dấy lên lo ngại rằng nguồn cung dầu của Nga sẽ tiếp tục bị hạn chế.”
Thị trường đang phản ứng với lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với lĩnh vực lọc dầu của Nga, điều này làm dấy lên lo ngại rằng xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga có thể bị trở thành mục tiêu tiếp theo.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga là nhà sản xuất dầu số 3 trên thế giới và là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất sang các thị trường toàn cầu. Cơ quan này cho biết xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga đạt 7,8 triệu thùng / ngày trong tháng 12. Trong khi đó, tồn kho dầu của Mỹ tiếp tục giảm. Các bồn chứa chính của Cushing, trung tâm dầu thô Oklahoma ở mức thấp nhất kể từ năm 2018, trong khi dự trữ chiến lược của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất gần 20 năm.
Giá dầu Brent đang có đợt tăng giá mạnh trong những ngày qua, lên tới 115USD/thùng – cao nhất từ đầu năm 2014 sau khi các lệnh trừng phạt LB Nga được Phương Tây công bố và áp dụng. Bên cạnh đó, kết quả vòng đàm phán thứ nhất giữa LB Nga và Ukraine không mấy khả quan dấy lên lo ngại căng thẳng leo thang, có thể dẫn đến gián đoạn nguồn cung năng lượng.
Giá dầu thế giới tăng bất chấp quyết định IEA tung ra thị trường 60 triệu thùng từ nguồn SPR các thành viên, cũng như sản lượng khai thác OPEC tháng 02/22 tăng 425.000 bpd so với hạn mức cho phép 254.000 bpd cho thấy thị trường đưa vào giá rủi ro ảnh hưởng nguồn cung trong dài hạn. Một mặt, chi phí CAPEX đã và đang bị cắt giảm mạnh mẽ (-25%) bởi Covid-19, mặt khác, việc nhiều công ty lớn Phương Tây rút khỏi thị trường LB Nga (BP, Shell, Exxon), hạn chế xuất khẩu công nghệ dầu mỏ sẽ ảnh hưởng đến sản lượng khai thác, cũng như công tác tìm kiếm bù đắp trữ lượng trong tương lai. LB Nga hiện khai thác khoảng 11 triệu bpd hydrocarbon lỏng, chiếm 11% thế giới, trong đó, xuất khẩu tới 42,6% sản lượng (58% bằng đường biển, 42% - đường ống). Không chỉ riêng dầu thô tăng mạnh, giá khí đốt châu Âu có thời điểm tăng 50% lên 2.200 USD/1000m3, than nhiệt – 400 USD/tấn, nhôm – 3550 USD/tấn. Lạm phát tại EU tháng 01/22 tăng lên 5,8%/năm.