Công nghiệp Ô tô xưa và nay

Buổi sơ khai Năm 1765, J.Watt đã phát minh ra máy hơi nước. Cũng vào năm đó (năm 1765), người ta lập tức vận dụng nguyên lý máy hơi nước để sáng tạo ra động cơ sao cho lắp được vào bộ khung của một c

Sau đó, hàng loạt xe hoạt động theo nguyên tắc “xe ngựa có gắn động cơ” ra đời. Từ đây, người ta đua nhau đưa ra những loại xe có tốc độ ngày càng cao hơn ngưỡng tốc độ 4 km/giờ. Các nhà chế tạo lý giải rằng: động cơ đốt trong có thể vươn tới tốc độ của ngựa phi nước đại. Vì thế, ôtô sản xuất ra phải vươn tới ngưỡng 10 km/giờ; (giờ đây, tốc độ ấy là chậm như rùa, vậy mà hàng chục năm sau, ngành ôtô thời tiền sử mới vươn tới được). Từ đây, dần hình thành xu hướng lấy tốc độ làm “đòn bẩy” phát triển ban đầu của ngành ôtô. Để kích thích xu hướng lành mạnh này, năm 1895, các nhà lãnh đạo của nước Pháp đã có sáng kiến tổ chức ra cuộc đua xe hơi quốc tế đầu tiên mang tên “Force secrete” (ma lực) tại Paris để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho ngành công nghiệp còn rất non trẻ này.

Một năm sau đó, năm 1896, người Anh đã cải tiến được nhiều khâu kỹ thuật của ôtô như: thay bánh gỗ bằng bộ bánh lốp cao su, đưa vào ổ trục những bộ vòng bi, làm phanh, làm đèn, khiến cho hình hài chiếc ôtô trở nên bắt mắt hơn, bon hơn, nhanh hơn v.v...

Một bước “chuyển mình” quan trọng là năm 1891, Rene Panhard & Emile Levassor thiết kế ra mẫu xe mới (xem hình 2). Tuy vẫn mang dáng dấp của chiếc xe ngựa châu Âu truyền thống, nhưng trông nó thanh thoát và sang trọng hơn. Nó đã được ưa chuộng ngay từ khi ra đời và đây mới đích thực là chiếc ôtô, còn những cái trước đó, người ta gọi trệch đi là “phương tiện chuyên chở không phải là ngựa”. Năm 1895 thì Emile đem xe Panhard tham gia vào cuộc đua mang tên: Paris – Bordeaux – Paris và sau 48 giờ, Emile đã cán đích đầu tiên. Kể từ đó, xe ôtô Panhard trở nên nổi tiếng, tác giả của nó đã lập ra hãng xe: Panhard et Levassor và trở thành hãng chế tạo xe hơi hàng đầu của châu Âu thời bấy giờ. Đến năm 1900, chiếc ôtô này xuất hiện ở triển lãm Madison Squarer Garden (New York). Tại đây, nó đã được nhà triệu phú bang California mua với giá 6.000 USD. Kể từ đó, mỗi năm, loại xe này xuất xưởng được khoảng 1.000 chiếc và bán đi khắp nơi.

Năm 1898, bằng chiếc xe ôtô động cơ hơi nước nhãn hiệu Jeantaud, hoàng thân Chasseloup đã lập kỷ lục đầu tiên về tốc độ là 63 km/giờ. Đây được coi là bước đột phá đầy khích lệ nữa. Cũng phải nói thêm rằng, ở vào thời kỳ này, động cơ hơi nước vẫn còn chiếm ưu thế hơn so với động cơ đốt trong. Bằng chứng là năm 1902, chiếc xe ôtô động cơ hơi nước nhãn hiệu Serpollet vẫn đạt được đỉnh cao tốc độ là 120 km/giờ, trong khi đó, xe Mercedes chạy xăng cùng thời mới chỉ đạt 111 km/giờ. Vào năm 1906, chiếc ôtô động cơ hơi nước nhãn hiệu Stanley cũng vậy. Nó lập được kỷ lục tới tốc độ 200 km/giờ, còn xe Mercedes Benz chạy xăng phải mất ba năm sau mới bắt kịp tốc độ này. Phải đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thì loại xe hơi động cơ đốt trong mới chính thức lên ngôi. Kể từ đây, động cơ hơi nước do J.Watt sáng tạo đã kết thúc thời kỳ hoàng kim của mình (sau hơn 170 năm động cơ hơi nước giữ vị trí đầu bảng).

Cuộc đua dành ngôi vị hàng đầu về tốc độ.

Chiến tranh đã làm chậm sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô. Tuy nhiên, vào năm 1925, Donald Campbell lại cho ra đời chiếc ôtô đạt được tốc độ 240 km/giờ. Mười năm sau, người kỹ sư này lại cho ra đời loại ôtô mới đạt tốc độ 480 km/giờ. Đối thủ của xe Campbell chính là John Coobl, bởi vào năm 1939, ông chủ này chế tạo được chiếc ôtô bằng động cơ chạy xăng “siêu tốc” với kỷ lục 593,5 km/giờ.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, năm 1947, John Coobl đưa ra ý tưởng lắp động cơ phản lực vào ôtô của mình. Ông đã thành công và đạt tốc độ tới 634 km/giờ. Tốc độ này có thể chưa hẳn là cao, nhưng điều quan trọng là, J.Coobl chính là người mở đầu cho một hướng mới mà người ta gọi đó là loại ôtô của tương lai. Sau đó ít lâu, năm 1963, G.Bredlowe đã chế tạo thành công loại ôtô chạy xăng nhãn hiệu Bolid, điều đáng nói là nó có tốc độ vượt trội so với ôtô phản lực đầu tiên nói trên, đạt tới 657 km/giờ. Hai năm sau, ngày 7/11/1965 tại bang Nevada, trên một lòng hồ đã cạn kiệt nước từ lâu mang tên Black Rock, chiếc ôtô chạy xăng của Art Artons đã lập kỷ lục tốc độ là 966,6 km/giờ. Kỷ lục này tới nay vẫn chưa có đối thủ vượt qua...

Kể từ thời điểm này, người ta đã giải quyết được hàng loạt những vấn đề nan giải của kỹ thuật ôtô như: về khí động học, về động lực, về hệ thống điện, hệ thống điều khiển, về săm lốp, chống nóng, chống rung, về sơn mạ, về kiểu dáng, về công nghệ chế tạo hàng loạt v.v... so với ngành tầu hỏa, tuy phát sinh cùng thời nhưng ngành xe hơi đã có sự tiến bộ vượt trội.

Hướng đột phá mới

Đến giai đoạn này, người ta nhận ra rằng: Công sức và tiền của đã bỏ vào ngành ôtô không tương xứng với lợi nhuận đã mang lại. Chỉ nhằm vào tăng cường công suất của động cơ không giải quyết được vấn đề lợi nhuận. Vì thế, kể từ những năm 60 của thế kỷ trước, người ta dồn sức phát triển theo hướng tăng cường lợi nhuận, lấy yếu tố này làm đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển cả về bề rộng và bề sâu của ngành công nghiệp ôtô thế giới.

Nói về bề rộng là nói tới sự ra đời có tính “bùng nổ” của nhiều hãng ôtô nổi tiếng, đi kèm với nó là sự bùng phát về số lượng ôtô sản xuất ra hàng năm ngày một tăng, thị trường ôtô thế giới ngày càng trở nên sôi động và mở rộng. Một số hãng ôtô nổi tiếng ra đời và phất lên nhanh chóng như: Renault của Pháp, Fiat của Italia, BMW của Đức, General Motors, Ford của Mỹ, Toyota, Honda, Nissan... của Nhật v.v... Bức tranh về lượng ôtô sản xuất ra hàng năm có thể nhìn nhận qua con số sau: năm 1988, Mỹ sản xuất được 8 triệu chiếc, châu Âu được khoảng 6 đến 7 triệu, Nhật Bản khoảng 600 ngàn. Trong năm 2003 Nhật sản xuất khoảng 10 triệu, châu Âu 12,5 triệu, Mỹ sản xuất 8 triệu, Trung Quốc mới nổi lên cũng sản xuất được hơn một triệu chiếc. Nhờ đó, lợi nhuận của ngành này đem lại ngày một tăng. Ví như: năm 1996, tổng doanh thu của tập đoàn công nghiệp General Motors của Mỹ, riêng về sản xuất ôtô doanh thu được trên 168 tỷ USD, trong đó lợi nhuận thu về là 5 tỷ USD/năm v.v...

Còn nói tới bề sâu là đi vào việc sáng chế ra các loại xe ôtô với nhiều tính tăng, đa tác dụng phục vụ cho sở thích con người. Ví dụ như xe thông minh.

Xe thông minh là loại xe có nhiều tiện tích, dễ điều khiển, nhiều chức năng (chạy trên đường phố, có thể trở thành xuồng máy khi xuống nước, có thể trở thành phi cơ bay trên không lúc cần thiết). Ví như các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu tin học và tự động quốc gia Pháp (Inria) phối hợp với Viện Nghiên cứu giao thông và An toàn giao thông Quốc gia Pháp (Inrels) năm 2002 đã hợp tác chế tạo xe ôtô thông minh. Nếu như trời tối xe tự động bật đèn pha có sử dụng tia hồng ngoại để quan sát được mọi vật trong phạm vi 200 m; các hình ảnh quan sát được camera ghi lại và truyền về màn hình trước mặt lái xe. Người ta còn đặt trong xe một “máy thu” nhỏ có khả năng tính toán lực va đập của nước mưa để quyết định khi nào thì tự động cho bật cần gạt nước. Một máy thu khác với nhiệm vụ đánh giá mức độ bẩn trên mặt kính để quyết định cho vận hành thiết bị lau rửa kính. Phía trước mặt lái xe còn có thêm đồng hồ đo áp suất của 4 bánh xe để dự báo nguy cơ xảy ra nổ lốp. Khi lái xe chẳng may lấn vào phần vạch phân cách làn xe thì ghế của anh ta rung mạnh ngay bên phía lấn chiếm đó...

Khi đã có xe thông minh, người ta sẽ ngay lập tức nghĩ tới loại đường có tên là đường thông minh.

Đường thông minh giúp cho người lái thật sự thoải mái, không phải căng thẳng khi đi trên đường. Ví như mới đây, người Mỹ đã thử nghiệm thành công loại đường thông minh như sau: Người ta đặt trong bê tông giữa lòng đường gần 93 ngàn thanh nam châm. Còn trên xe hơi thì được lắp đặt các máy đo gọi là “máy đo từ tính” và đặt ngay dưới “thanh chống va chạm” phía trước của xe. Thanh này như ăngten có khả năng nhận lệnh từ nam châm trong lòng đường. Nam châm này kiểm soát tốc độ của xe và điều khiển cho xe đi theo chiều làn quyết định. Xe còn được trang bị “rada kiểm soát khoảng cách” và phát hiện những trở ngại có thể gặp trên làn đường của mình. Trên xe còn được đặt hai camera và máy tính có khả năng kiểm soát được 50 thông số trong một giây. Máy tính xử lý ngay các thông số này và ra lệnh cho xe có thể đi nhanh, hoặc phải đi chậm lại, hoặc phải dừng ngay tức khắc khi gặp trở ngại cận kề. Qua thử nghiệm cho thấy, xe có thể đi với tốc độ 120 km/giờ, khoảng cách giữ đều giữa xe trước và xe sau là 2m. Nhờ hệ thống thông minh này mà người lái xe có thể đọc báo, ngắm cảnh trên đường một cách thoải mái mà vẫn an toàn. Với thử nghiệm thành công này, người Mỹ đã cấp kinh phí để làm tuyến đường thông minh này dài trên 6 ngàn km...

Ôtô là một trong những thành tựu sáng giá nhất của nền văn minh nhân loại. Nó đã có một quá trình phát triển lâu dài, tuy có lúc thăng lúc trầm, song luôn có những đích ngắm trong từng giai đoạn. Nhờ đó mà quá trình phát triển luôn theo chiều đi lên. Ngày nay, KHKT phát triển hơn trước nhiều. Vì thế, cùng với sự phát triển ngày một nhanh của ngành sản xuất ôtô, đã mang lại nhiều tiện tích cho con người, giảm bớt ô nhiễm. Hy vọng, ngành sản xuất ôtô sẽ có nhiều bước phát triển nhảy vọt trong tương lai./.

  • Tags: