công nghiệp phát triển Nhìn qua 300 đơn vị uy tín xuất khẩu suốt 3 năm liền

Năm 2006 là một năm có quá nhiều thử thách, bên ngoài thị trường kiện thưa cản trở, bên trong bão lũ, hạn hán, chúng ta lại phải đàm phán về các định chế chuẩn bị hội nhập… Mặc dù vậy, chúng ta vẫn vư

 

Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín hàng đầu Việt Nam được xét chọn trong 3 năm liền, hai năm 2004, 2005 là 300 đơn vị, năm 2006 tuy đang hoàn thiện những thủ tục cuối cùng, nhưng nhìn lên danh mục 8 chủng hàng xuất khẩu chủ lực về đích trước thời hạn như dầu thô, thủy sản, dệt may, cùng 5 chủng hàng cơ bản hoàn thành chỉ tiêu là da giày, gạo, dây cáp điện, nhựa và cà phê, thì phần lớn các đơn vị cũng nằm chung trong danh mục 300 đơn vị của 2 năm liền trước đó.

Trong nhóm hàng có chỉ tiêu 10-20 triệu USD, có rất nhiều đơn vị vượt xa chỉ tiêu yêu cầu, như cao su Đồng Nai đạt 29.553.371 USD, cao su Dầu Tiếng đạt tới 56.397.397 USD, dưới đó là cao su Bình Long, Bà Rịa, Phước Hòa, Phú Riềng, Daklak.

Lĩnh vực xuất khẩu thủy sản có đến 13 đơn vị vượt chỉ tiêu quá xa so với mức yêu cầu 5.000.000 USD như Cadovimex 46.299.468 USD, An Giang 46.229.422 USD, Utxico 52.000.000 USD, Seaproddex Đà Nẵng 42.973.121 USD, Sóc Trăng  42.200.000 USD, Cần Thơ 35.415.973 USD và cao nhất là Minh Phú (Cà Mau) đạt 143.686.000 USD, Công ty TNHH Kim Anh đạt 107.074.329 USD.

Dệt may có 10 đơn vị vượt xa chỉ tiêu, cao nhất vẫn là Việt Tiến với doanh số 140.271.001 USD, tiếp đó là Legamex 35.376.000 USD, Thành Công 34.550.000 USD, Hanosimex 26.571.364 USD.

Nhóm chỉ tiêu 10-20 triệu USD còn có da giày, đơn vị tiêu biểu là Công ty Sao Vàng 100.517.748 USD, Hải Phòng 57.930.000 USD, Cơ khí đóng tàu Sông Gấm 11.271.135 USD. Nhóm thực phẩm chế biến từ nông lâm thủy sản, tiêu biểu đạt kim ngạch cao có Công ty Lương thực Miền Nam-206.878.467 USD, Vinafood miền Bắc-188.900.000 USD. Hàng nhựa có Công ty Tuico đạt 10.118.463 USD.

Nhóm chỉ tiêu 3-6 triệu USD, ngoại trừ thủy sản có mức tăng đột biến vượt xa chỉ tiêu (dù trong 3 năm qua thị trường thế giới có nhiều cản trở), các chủng hàng khác như gỗ có Công ty CP Cẩm Hà xuất khẩu đạt 19.165.995 USD, liên doanh Việt-Nhật chuyên xuất khẩu dăm gỗ cũng đạt 14.398.963 USD, Savimex-15.009.842 USD và Scansia Pacific-13.300.000 USD. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều đơn vị xuất khẩu gạo vượt xa chỉ tiêu tối đa 6 triệu USD như Agimex An Giang đạt tới 55.187.598 USD, Kigitraco Kiên Giang, Mekonimex Cần Thơ đều xuất khẩu vượt trên 20 triệu USD. Trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản: hồ tiêu, cà phê nhân, chè cũng đã có nhiều đơn vị vượt xa chỉ tiêu ban đầu như Tổng công ty Chè Việt Nam, Hồng Trà, Nghệ An, Daklak, Công ty Tổng hợp 1, cao nhất là Tổng công ty Chè Việt Nam với doanh số đạt 8.118.716 USD.

Nhóm chỉ tiêu 1-2 triệu USD, rau quả có Tiền Giang 8.252.193 USD, Foodtech 12.183.013 USD, Vegetigi 8.252.193 USD, cao nhất là Vegetexco Hà Nội 80.000.000 USD. Những con số này cho thấy, rau quả xuất khẩu của chúng ta có sức mạnh vượt trội so với chỉ tiêu khiêm tốn đề ra. Mỹ nghệ gốm sứ, hóa mỹ phẩm hay cơ khí nhẹ cũng có năng lực vượt qua chỉ tiêu trong 3 năm liền, như 17MC của Bộ Quốc phòng, nông cơ Vinapro, Vikyno, phụ tùng xe máy Machino; mỹ nghệ gốm sứ như Barotex Việt Nam, Artexpor Hà Nội, Artex Thăng Long, cao nhất là Minh Long 1 đạt 160.780.000 USD. Ngành hóa mỹ phẩm, đơn vị dẫn đầu là bột giặt Lix với giá trị xuất khẩu đạt 5.000.000 USD.

Tất cả thành quả trên đã đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 11 tháng qua đạt tới con số 39,5 tỉ USD, nếu tính hết năm, sẽ vượt qua ngưỡng cửa 40 tỉ USD, một con số được coi là thần kỳ, vì đã có những thời điểm, chúng ta chỉ mong xuất khẩu vượt ngưỡng cửa 10 tỉ USD.

Nhưng con số kim ngạch chỉ mới là tiêu chí xét chọn phụ, yếu tố chính để bình xét vẫn là đơn vị phải xuất khẩu trực tiếp, có lợi nhuận liên tục và nhất là không bị đối tác khiếu kiện, thực hiện nghiêm túc các hợp đồng xuất khẩu, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển và uy tín của giới doanh nhân Việt Nam. Cũng cần nói thêm, trong mục tiêu chiến lược, tăng thêm chủng hàng mới, mở rộng thêm thị trường và tận dụng được tiềm năng cũng như lao động của đất nước, thì 3 năm vừa qua, có những dấu son tuy nhỏ, nhưng có ý nghĩa khá lớn. Có thể kể đến 2 chủng hàng xe đạp - phụ tùng và đồ chơi trẻ em đắt khách đến bất ngờ, 29/51 lãnh thổ nhập khẩu hàng Việt Nam, đa số là những nước công nghệ tiên tiến đã nhập khẩu xe đạp, đồ chơi trẻ em của Việt Nam, cao nhất là nước Anh. Năm 2005, Anh đã nhập xe đạp và phụ tùng trị giá 41.892.837 USD, đồ chơi trẻ em trị giá 5.581.174 USD. Mặt hàng gây bất ngờ nhất là cần câu của Penro Tây Ninh hiệu Goodcath, Yessir cũng đã xuất được 1.190.387 USD, mặt hàng mang tính giới thiệu văn hóa hình ảnh Việt Nam, Xunhasaba cũng đã xuất được trị giá 410.000  USD  các loại ấn phẩm.

Tuy dầu thô, than đá là hai mặt hàng xuất khẩu có mức kim ngạch cao, nhưng không nằm trong danh mục khuyến khích, vì khoáng sản là hữu hạn, hơn nữa dầu thô và than đá còn để dự trữ, phục vụ công nghệ lọc dầu, sản xuất xi măng và điện trong nước. Nhà nước chỉ khuyến khích lĩnh vực công nghệ phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm thủy hải sản bởi vì nguồn nguyên liệu này và sức người mới là nguồn vô tận, mà hiệu quả đạt được cho thấy, các chính sách vĩ mô mà Đảng và Nhà nước vạch ra là đúng hướng trong thời hội nhập.

Với 300 doanh nghiệp xuất khẩu đạt danh hiệu uy tín hàng đầu 3 năm liền, trong thời còn “bó” vì chưa vào WTO, từ 2007 là năm đầu tiên vượt vũ môn ra biển lớn, hội nhập và thi thố cùng 150 thành viên WTO, chắc chắn rằng, xuất khẩu của chúng ta sẽ còn mở rộng thêm nữa, mặc dù trong đó, cơ hội đi kèm với thách thức. Những thách thức mà doanh nhân Việt Nam đã có thể nhận rõ để sẵn sàng vượt qua.

  • Tags: