Giấc mơ cơ giới hóa
Trên từng ruộng lúa hay những nương rẫy bạt ngàn, những hạt gạo, hạt cà phê, hạt tiêu… Việt Nam đã vươn mình ra thế giới, khẳng định vai trò của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Hỗ trợ cho giấc mơ chắp cánh nông sản Việt, Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) đã nỗ lực hoàn thiện những chiếc lốp đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa ngành nông nghiệp Việt Nam.
Những năm qua, cùng với việc tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, việc đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất nông nghiệp đã được các địa phương trên cả nước chú trọng thực hiện. Tỷ lệ CGH trong sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác.
Với những ưu điểm về chất lượng nông sản, nhân công, giá cả, nông nghiệp Việt đã có những “điều kiện cần” để phát triển, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Tuy nhiên, “điều kiện đủ” là công nghệ để cơ giới hoá, giải phóng sức lao động, tăng năng suất, tăng tính cạnh tranh của nông sản lại đang được đánh giá tăng trưởng chậm hơn so với thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, mức độ CHG trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, nhiều loại máy móc, thiết bị công nghệ được sử dụng trong nông nghiệp; nhiều khâu sản xuất có mức độ cơ giới hóa cao, nhất là sản xuất lúa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng khâu làm đất đạt gần 100%, thu hoạch gần 90%. CGH nông nghiệp đã giải quyết được khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ khẩn trương, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của một số nông sản, tạo các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động CGH trong nông nghiệp được thực hiện chưa đồng bộ, mới tập trung chủ yếu một số khâu như làm đất, chăm sóc lúa, mía; thu hoạch lúa. Một số khâu mức độ cơ giới hóa còn thấp, như cấy lúa, chăm sóc cây ăn quả, thu hoạch mía, cà phê. Trang bị động lực máy nông nghiệp Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu một lượng rất lớn máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, chủ yếu từ các nước Đông Á. Trong bối cảnh đó, việc một số doanh nghiệp Việt sẵn sàng đồng hành lâu dài cùng nhà nông trong việc phát triển máy móc, hiện đại hoá, CGH là rất điều rất đáng ghi nhận.
Ấn tượng sản phẩm DRC
Với mục tiêu góp phần nâng cao giá trị nông sản, trong từng khâu nghiên cứu và sản xuất, DRC đã dành trọn tình yêu cho những người nông dân và nông sản Việt Nam, hoàn thiện những chiếc lốp đáp ứng xu hướng CGH trong ngành nông nghiệp.
Đơn cử với ngành sản xuất lốp xe nông nghiệp, ghi nhận từ các vùng trọng điểm về nông nghiệp như Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên hay Đông Nam Bộ, các mẫu lốp xe phân phối tại thị trường khá đa dạng, các dòng sản phẩm được nhập khẩu từ nhiều nước, sản phẩm chất lượng và được hưởng lợi từ chính sách thuế nên có tính cạnh tranh cao.
Với kinh nghiệm 46 năm phát triển ngành lốp xe, nhiều năm liền là thương hiệu quốc gia, DRC được đánh giá là một thương hiệu thành công và đang có nhiều dấu ấn trên hành trình phát triển của mình bằng việc mở rộng quy mô quốc tế, xuất khẩu sản phẩm đến những quốc gia khó tính nhất.
Thời gian qua, doanh nghiệp này vẫn luôn giữ thế cân bằng khi đầu tư phát triển các sản phẩm lốp xe truyền thống, lốp nông nghiệp (lốp AG) để tăng năng suất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí vận hành và bảo vệ môi trường.
Theo đó, ngay từ những ngày đầu tiên bước chân vào sản xuất kinh doanh, Cao su Đà Nẵng đã tập trung phát triển sản phẩm bám sát các yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất đó là: sự bền bỉ, giá thành, phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu và tính đa dạng của lốp.
Đến nay, dấu ấn của DRC trong ngành nông nghiệp được in đậm trong các nhóm sản phẩm như nhóm R1 gồm các mẫu lốp xe dành cho ruộng khô, đất cứng, nương rẫy phù hợp cho xe máy kéo, thiết bị xúc, ủi, trong nông - lâm nghiệp; cải tiến bằng việc nâng tải, kéo nặng dễ hơn, giúp lốp ít bám đất, ít trượt, phù hợp điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Song song với đó, nhóm R2 là các sản phẩm phù hợp cho ruộng nước, bùn lầy phù hợp cho máy cày, máy kéo, thiết bị đa mục đích; giúp lốp bền bỉ, tăng bám đường, giảm hư hại do môi trường tác động.
Ngoài ra, DRC còn sở hữu nhóm sản phẩm R1W phù hợp cho đường hỗn hợp, ruộng khô và ruộng nước, dành cho các thiết bị đa mục đích, được cải tiến về gai lốp, lốp dễ rớt đất, bền bỉ, giảm nguy cơ gãy gai hay giảm độ bám.
Doanh nghiệp còn giúp những người có ít điều kiện tiếp xúc với công nghệ hay các kênh thông tin trực tuyến bằng việc mở rộng hệ thống đại lý đến những vùng sâu vùng xa, sản phẩm có mặt ở hầu hết các tỉnh thành, đa dạng mẫu mã, chế độ chăm sóc khách hàng tốt và trực tiếp.
Trong các báo cáo kinh doanh và định hướng phát triển mới nhất, DRC vẫn chắc chắn về vai trò của mình với dòng lốp nông nghiệp, không chỉ giữ vững các tiêu chí sản phẩm khắt khe từ ISO, JIS, DOT119, thương hiệu này vẫn sẽ cho ra đời các dòng lốp mới, cải tiến sản phẩm cũ, gắn kết cùng nhà nông, nông nghiệp Việt trên hành trình vươn tầm thế giới.
Ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, mức độ CGH các khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt từ 80-100%; công suất máy trang bị bình quân cả nước đạt 5-6HP/ha vào năm 2030. Tại những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa, mức độ CGH được đồng bộ và tiến tới tự động hóa. Sự đồng hành của các doanh nghiệp như DRC được kỳ vọng sẽ góp phần đưa mục tiêu này sớm về đích.
[Quảng cáo]