Đảm bảo an toàn thực phẩm trách nhiệm thuộc về ai?

ATVSTP vẫn còn… thả nổi Tại TP.HCM, tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng ở các đô thị lớn, nhất là những địa phương tập trung các KCN-KCX. An toàn - vệ sinh bữa ăn của công nhân đang bị th

Thứ nhất, quá trình nuôi trồng đến sản xuất, chế biến, lưu thông và tiêu dùng nhiều mặt hàng thực phẩm của người Việt Nam được các chuyên gia WHO khẳng định là chưa an toàn và sạch. Cụ thể chăn nuôi lợn, bò, gà còn dùng nhiều độc tố kích thích tăng trưởng, trồng rau củ quả còn dùng hóa chất phòng trừ sâu bệnh, trong quá trình chế biến cũng dùng hóa chất để ướp thực phẩm tươi sống, kinh doanh dịch vụ ăn uống tập thể như hệ thống nhà hàng, khách sạn, các cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp cho công nhân... vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa có sử dụng các chất phụ gia, hóa chất công nghiệp... nên thường xuyên dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Vào ngày 07-12-2006, tại Công ty Nobland 1 (KCN Tân Thới Hiệp, P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM) có trên 2.200 công nhân bị ngộ độc sau khi ăn bữa trưa, với thịt bò xào đậu đũa, cà rốt xào với su hào, canh rau má nấu tép. Theo ghi nhận của đoàn kiểm tra thuộc Sở Y tế, Công ty Nobland 1 thuê người bên ngoài vào tổ chức nấu ăn cho công nhân. Nguyên nhân chính là do nguyên liệu thực phẩm mua ngoài chợ không rõ nguồn gốc, nơi bảo quản thức ăn và mẫu lưu có nhiệt độ cao hơn quy định, tủ bảo quản thức ăn xuống cấp. Đây là lần thứ hai trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra, lần thứ nhất vào ngày 26/10/2006 làm 513 công nhân phải nhập viện.

Ngộ độc thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và nguy hiểm về tính chất trong vài năm trở lại đây. Thế nhưng cách xử lý, xử phạt các cơ sở nuôi trồng, sản xuất, lưu thông, chế biến thực phẩm vi phạm của các cơ quan chức năng xem ra chưa thực sự hiệu quả.

Thứ hai, vài năm gần đây, sự ra đời của các “suất ăn công nghiệp” do các công ty chuyên doanh hoặc cá nhân hợp đồng với doanh nghiệp… để vừa giảm bớt chi phí vừa tiện lợi. Vì thế, doanh nghiệp không kiểm soát được chất lượng bữa ăn và các vấn đề về vệ sinh-an toàn thực phẩm. Có DN nấu ăn tại đơn vị, có DN hợp đồng với một cơ sở nào đó bên ngoài (thậm chí công nhân không biết), đến giờ ăn được chở đến. Việc nấu nướng ra sao, có đảm bảo cho sức khỏe công nhân hay không, DN cũng đành… chịu.

Phần lớn bữa ăn của công nhân được DN hợp đồng với cơ sở nấu ăn với giá bình quân khoảng 5.000 đồng/suất, thậm chí có nơi chưa tới 4.000 đồng. Để có lãi, buộc các cơ sở phải mua thực phẩm trôi nổi, không nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh, thậm chí có nơi chế biến món ăn ngay cạnh nhà vệ sinh, hố rác, cống rãnh… Hậu quả của việc này là công nhân lãnh đủ.

Chỉ phạt hành chính, các nhà thầu không “ngán”

Thả nổi “suất ăn công nghiệp” đang là một thực trạng đáng báo động hiện nay, dẫn đến tình trạng một công ty trong vòng một năm đã xảy ra đến hai, ba vụ ngộ độc thực phẩm như trường hợp nêu trên là không thể chấp nhận được. Cơ quan chức năng phải có biện pháp xử phạt với những đơn vị có liên quan.

Theo quy định trước đây, mức phạt cao nhất trong lĩnh vực này là 15 triệu-20 triệu đồng. Thế nhưng, quy định gần đây của Bộ Y tế tiếp tục giảm mức phạt này xuống chỉ còn 10 triệu-15 triệu đồng. Xử phạt nhẹ như vậy thật sự không đủ sức răn đe. Và các cơ sở chế biến suất ăn tiếp tục tìm lợi nhuận trên sức khỏe của người lao động.

Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Trưởng Phòng Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM, cần phải tăng cường tuyên truyền, khuyến khích DN tự tổ chức bếp và nâng cao giá thành suất ăn... Bên cạnh đó, phải tăng cường việc kiểm tra, xử lý, nhất là xử phạt nghiêm khắc. Đặc biệt, cần bổ sung trách nhiệm liên đới của DN trong việc kiểm tra, giám sát vệ sinh - an toàn bữa ăn sẵn cho công nhân.

  • Tags: