Đánh giá khả năng gia nhập Công ước về Sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng quốc tế của Việt Nam

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức Hội thảo “Công ước Liên

Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá một cách toàn diện những thuận lợi và khó khăn trong trường hợp Việt Nam gia nhập Công ước TMĐT. Các diễn giả tập trung vào các nội dung: Giới thiệu Công ước TMĐT; Công ước Liên hợp quốc liên quan đến thương mại quốc tế của Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong quá trình gia nhập; tác động tiềm năng của việc tham gia Công ước đối với các doanh nghiệp Việt Nam; sự tương thích giữa Công ước TMĐT và luật pháp Việt Nam về thương mại điện tử.

Theo bà Lại Việt Anh, Trưởng phòng Pháp chế, Vụ Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin nhận định, việc gia nhập Công ước TMĐT được đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ hạn chế được các tranh chấp phát sinh trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng điện tử, giảm mức độ sử dụng luật của nước đối tác.Bên cạnh đó, việc gia nhập Công ước TMĐT thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi pháp luật thương mại điện tử trong nước. Tuy nhiên, việc gia nhập Công ước TMĐT của Việt Nam có thể sẽ gặp một số khó khăn, do sự khác biệt giữa pháp luật hợp đồng trong nước và quốc tế, nguồn nhân lực còn yếu, chưa theo kịp sự thay đổi của công nghệ …

Bà Lại Việt Anh cũng đã đưa ra một số đề xuất mà Việt Nam cần làm khi tham gia Công ước gồm: phát triển nguồn nhân lực có trí thức vững vàng về pháp luật TMĐT trong nước cũng như quốc tế; rà soát, bổ sung, sửa đổi pháp luật TMĐT trong nước để bảo đảm sự nhất quán với Công ước; Có một bản dịch chuẩn nội dung Công ước và tài liệu giải thích, hướng dẫn kèm theo; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Công ước tới các đối tượng liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến quy mô lớn.

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho biết, tính đến đầu năm 2014, mới có 20 quốc gia gia nhập Công ước, trong đó phần lớn các quốc gia này không có ảnh hưởng lớn về kinh tế, thương mại, ngoại trừ Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Singapore, vì vậy, Việt Nam cần có nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đánh giá tác động khi ký kết và tham gia Công ước. ―Nếu nghiên cứu thấy nhiều điểm thuận lợi thì Việt Nam tham gia, còn thấy bất lợi thì không nhất thiết phải tham gia‖ – ông Nguyễn Thanh Hưng chia sẻ.

Theo phân tích của các chuyên gia Dự án EU-MUTRAP, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và nền kinh tế phát triển trong thời kỳ số hóa hiện nay, việc gia nhập Công ước TMĐT là cần thiết đối với Việt Nam. Các chuyên gia cũng đề xuất Việt Nam cần sớm tiến hành các thủ tục để gia nhập Công ước TMĐT và có những chuẩn bị mang tính tổng thể và lâu dài để thực thi Công ước trong thực tiễn thương mại quốc tế của Việt Nam.

Công ước TMĐT được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại phiên họp lần thứ 38 tổ chức ngày 23/11/2005 tại New York, Mỹ. Công ước này mới có hiệu lực từ ngày 1/3/2013.Công ước ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chứng từ điện tử trong thương mại quốc tế và đảm bảo các hợp đồng giao dịch và các loại chứng từ khác được trao đổi bằng phương tiện điện tử cũng có giá trị và hiệu lực thực thi tương tự như bản giấy trong thương mại truyền thống.Hộp chỉ chứa chữ. Màu nền, viền, kiểu dáng của chữ hay hộp đều có thể thay đổi.