“Gốm Chu Đậu tại Việt Nam ít người biết đến cho đến khi có sự việc ông Makoto Anabuki - cán bộ ngoại giao Nhật Bản tại Tokyo nhờ tìm hiểu về xuất xứ chiếc bình gốm hoa lam tại Bảo tàng Topkapı, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) do ông nghi ngờ đây là bình gốm Việt Nam chứ không phải là Trung Quốc”, đây là một đoạn trong Wikipedia – một trang bách khoa toàn thư mở trực tuyến đa ngôn ngữ.
“Mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông” là những gì người ta đánh giá về gốm Chu Đậu, một loại “gốm quan dụng” có tuổi đời hơn 400 năm tuổi.
Vẫn Wikipedia viết:“Gốm Chu Đậu - Mỹ Xá, còn được biết đến là gốm Chu Đậu, là gốm cổ truyền Việt Nam đã được sản xuất tại làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá thuộc tổng Thượng Triệt, nay thuộc các xã Minh Tân (làng Mỹ Xá) và Thái Tân (làng Chu Đậu), huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.”
Gốm Chu Đậu được lưu trữ tại 46 Bảo tàng danh tiếng thuộc 32 quốc gia trên thế giới, nhưng cho đến nay hiện vật gốm Chu Đậu nổi danh nhất thế giới là chiếc bình hoa lam ở Bảo tàng Tokapi Saray tại Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ, lưu giữ bút tích của bà tổ nghề Bùi Thị Hý (1420-1499). Trên vai bình có ghi 13 chữ Hán “Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút" (dịch là: Năm 1450, tại châu Nam Sách, nghệ nhân Bùi Thị Hý đã vẽ chiếc bình này).
Bà Bùi Thị Hý sinh ra ở làng Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Bà là cháu nội của cụ Bùi Quốc Hưng - là 1 trong 18 vị tướng khai quốc công thần tại hội thề Lũng Nhai cùng vua Lê Lợi năm 1416.
Trải qua hơn 400 năm bị thất truyền, năm 2001, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã quyết định thành lập Xí nghiệp Gốm Chu Đậu nay là Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu tại thôn Chu Đậu nhằm phục dựng lại dòng gốm mỹ nghệ cao cấp thuần Việt và việc phát triển du lịch vùng nghề, làng nghề.
Sản phẩm của Gốm Chu Đậu ngày nay vẫn giữ nguyên vẹn được bản sắc của dòng gốm cổ truyền xưa về kiểu dáng, hoa văn, kỹ thuật vẽ thủ công và đặc biệt là sử dụng đúng chất men tự nhiên truyền thống làm từ Tro Trấu của thóc nếp cái hoa vàng.
Gốm Chu Đậu được mệnh danh là gốm đạo, dòng gốm bác học hàng đầu Việt Nam, đại diện cho hình ảnh đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt.
Đặc biệt, men Tro Trấu của riêng dòng gốm Chu Đậu đã được công nhận là độc bản. Nét vẽ truyền thống dưới men ngày nay đã được phủ thêm một lớp vàng kim làm nâng tầm giá trị của Gốm Chu Đậu lên một đỉnh cao nghệ thuật mới thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và hiện đại.
Mỗi chiếc bình gốm đều mang trong mình vẻ đẹp độc đáo riêng biệt, nét tinh tế, sang trọng khó hòa lẫn nhờ sự hòa quyện của màu men cổ điển, chất liệu cao cấp cùng nét vẽ bay bổng và mềm mại.
Vốn thuộc dòng “Gốm quan dụng”, là đồ dùng hoàng tộc, đồ cung tiến cho đình, chùa, món trọng thưởng cho quan lại và là món quà giao hảo với các nước lân bang từ xa xưa. Cho tới nay, gốm Chu Đậu vẫn giữ nguyên vẹn được giá trị cao cấp của mình, là món quà biếu tặng trân quý dành cho khách hàng, đối tác. Từ năm 2017 sản phẩm gốm Chu Đậu đã vinh dự được lựa chọn làm quà tặng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước dùng làm quà tặng trong các dịp ngoại giao quan trọng.
Không chỉ đáp ứng đủ các tiêu chí của một món quà tặng doanh nghiệp cao cấp, gốm Chu Đậu còn mang trong mình những nét độc đáo nổi trội trong số các sản phẩm quà tặng hiện nay.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói, gốm Chu Đậu là “món quà độc đáo, chứa đựng tinh hoa, bản sắc người Việt” (trích từ “Gốm Chu Đậu - tinh hoa văn hóa Việt Nam”). Ra đời từ hơn 550 năm trước đây tại vùng đất Hải Dương,
Sản phẩm gốm Chu Đậu là sản phẩm thủ công truyền thống, được tạo ra bởi những nghệ nhân lành nghề. Với kiểu dáng độc đáo, nét vẽ mềm mại, tinh tế trên nền chất liệu men tro trấu từ thiên nhiên tạo nên nét đặc trưng và thương hiệu cho dòng gốm đặc biệt này.
Không chỉ được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, gốm Chu Đậu còn là quà tặng doanh nghiệp cao cấp được đánh giá cao trên thị trường quốc tế.
Quà tặng doanh nghiệp của Gốm Chu Đậu đều mang tính cá nhân, bởi mỗi sản phẩm đều được vẽ tay riêng, họa tiết theo yêu cầu của khách hàng và có thể in logo riêng để quảng bá thương hiệu, hình ảnh cho doanh nghiệp.